Tìm hiểu 5 tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bảo vật Quốc gia

5-tac-pham-tieu-bieu-cua-ho-chi-minh

Trước khi qua đời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc Việt Nam khối di sản tinh thần to lớn và được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Để tìm hiểu rõ hơn 5 tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bảo vật Quốc gia bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Mục Lục

5 tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bảo vật Quốc gia

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã hiến dâng trọn đời trong việc giành độc lập tự do cho dân tộc; Mang về hạnh phúc ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, đồng thời để lại giá trị nhân văn cao quý cho toàn nhân loại. Trước thời gian đi xa Người đã để lại di sản vô giá cho toàn Đảng, toàn dân đó là Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh khắc họa rõ nét và sâu sắc cho trong từng tác phẩm mà Người để lại, trong đó 5 tác phẩm công nhận Bảo vật Quốc gia bao gồm: Đường Kách mệnh;  Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến; Nhật ký trong tù (Ngục trung nhật ký); Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước và Di chúc.

5-tac-pham-tieu-bieu-cua-ho-chi-minh-bao-vat-quoc-gia1
Chủ tịch Hồ Chí Minh

Xem thêm:

Nội dung của các tác phẩm này đã được GS.TS Hoàng Chí Bảo và PGS.TS Trần Thị Minh Tuyết biên soạn và cho ra đời quyển sách có tựa đề “5 tác phẩm tiêu biểu của Hồ Chí Minh – 5 Bảo vật Quốc gia” thuộc bộ sách “Học và làm theo Bác”. Sách với 316 trang và ấn hành do Nhà xuất bản Hà Nội.

Trong cuốn sách tác giả có nêu rõ các quan điểm của Nhà nước khi công nhận 5 tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là Bảo vật Quốc gia – Đây cũng là sự kiện mang ý nghĩa to lớn, sâu sắc trong đời sống tinh thần dân tộc, cùng với đó thúc đẩy toàn Đảng, toàn dân trong học tập làm theo tư tưởng, đạo đức góp phần xây dựng Đảng trong sạch và vững mạnh.

Cụ thể 5 tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là Bảo vật Quốc gia

Tác phẩm Đường Kách mệnh

Khi đọc độc giả sẽ nắm rõ hoàn cảnh lịch sử, ý nghĩa của Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng, các sự kiện và mốc chuyển biến trong hành trình tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc.

Ngoài ra kết cấu nội dung, các hệ thống những luận điểm của tác phẩm đều thể hiện đến giá trị đặc sắc tư tưởng, phương pháp, đạo đức và phong cách của chủ tịch Hồ Chí Minh.

5-tac-pham-tieu-bieu-cua-ho-chi-minh-bao-vat-quoc-gia2
Bìa của tác phẩm Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tác phẩm Nhật ký trong tù – Ngục trung nhật ký

Độc giả khi đọc tác phẩm “Nhật ký trong tù” sẽ cảm nhận được trong khoảng thời gian từ tháng 8/1942 – 9/1943 về vị trí, hoàn cảnh, dư luận trong và ngoài nước khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và đày qua 30 nhà giam. Suốt thời gian này đã ra đời 135 bài thơ từ nội tâm hóa của Bác đến các yếu tố về hoàn cảnh lịch sử, ý nghĩa hoàn cảnh của tập thơ.

Tác phẩm thơ từ những vần thơ của Người đều thể hiện giá trị tư tưởng về bức tranh hiện thực khốc liệt như vần thơ: “Sớm dậy, người người đua bắt rận; tám giờ chuông điểm bữa ban mai”.

Theo như GS. Phong Lê nhận xét về giá trị nghệ thuật là: Lựa chọn đúng phương tiện để diễn đạt đúng tư tưởng Hồ Chí Minh, bên cạnh đó có sự kết hợp hài hòa tư  cách chiến sĩ, thiên chức thi sĩ trong hình tượng nghệ thuật, từ đó thể hiện tư tưởng của con người thời đại đó.

Tác phẩm Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

 Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chính là áng thiên cổ hùng văn, tác phẩm đã thể hiện được tinh thần yêu nước bất diệt của Người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh với Tổ quốc.

Vào 20 giờ ngày 19/12/1946 trong bối cảnh quyền tự do của dân tộc ta đứng trước những thách thức của kẻ thù xâm lược đã ra đời tác phẩm Toàn quốc kháng chiến. Nội dung tác phẩm Toàn quốc kháng chiến được biên tập với 197 chữ nhưng đã trở thành bản cương lĩnh kháng chiến súc tích.

Tác phẩm Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước” nhằm mục đích nêu cao khí thế và quyết tâm bảo vệ Tổ Quốc của toàn dân tộc.

Trong nội dung tác phẩm có nêu rõ ý chí chiến đấu và khát vọng của dân tộc là độc lập tự do trước các thế lực xâm lược, đồng thời tác phẩm đã nêu ra các giải pháp chấm dứt chiến tranh, chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc và niềm tin tất thắng của cách mạng Việt Nam. Ngoài ra trong tác phẩm Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng gửi lời cảm ơn đến bạn bè thế giới đã luôn ủng hộ cuộc kháng chiến của dân tộc ta.

Tác phẩm Di chúc

“Di chúc” – tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện tâm huyết trọn đời vì nước, vì dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ý nghĩa của tác phẩm là lời dặn cho thế hệ sau cần phải bảo vệ sinh mệnh của Tổ quốc và lợi ích của nhân dân.

Ngày 10/5/1965 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi thảo tâm nguyện cho dân, cho Đảng, tuy nhiên vẫn nuối tiếc rằng không phục vụ được lâu hơn nữa và nhiều hơn nữa.

Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng ngòi bút tâm tư và chắt lọc tình cảm làm nổi bật lên nội dung Di chúc với các ý chính, cụ thể như: Công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, mỗi đảng viên đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân; Xây dựng kế hoạch phát triển đất nước sau chiến tranh theo quan điểm độc lập nhưng phải gắn liền với sự tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân, đặc biệt tất cả cần áp dụng thực hiện ở các lĩnh vực như văn hóa, xã hội, chính trị, kinh tế…; Đoàn kết quốc tế với niềm tin “Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại”; Việc riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng đều xuất phát từ nỗi thương dân. Cho đến nay những giá trị của Di chúc đều được vận dụng trong sự nghiệp đổi mới đất nước ta.

Quyển sách “5 tác phẩm tiêu biểu của Hồ Chí Minh – 5 Bảo vật Quốc gia” do GS.TS Hoàng Chí Bảo và PGS.TS Trần Thị Minh Tuyết biên soạn được nhận xét là tài liệu quý để giúp nhiều đối tượng nghiên cứu, học tập ở Người Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại từ phong cách đến tư tương đạo đức.

Trên đây là một số thông tin về 5 tác phẩm tiêu biểu của Hồ Chí Minh – Bảo vật Quốc gia. Bạn đọc hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để đón đọc nhiều thông tin hữu ích khác.

Rate this post
Back To Top