Giới thiệu 4 tác phẩm văn học kinh điển của Trung Quốc

4-tac-pham-kinh-dien-cua-trung-quoc

Từ lâu đất nước Trung Quốc được xem là cái nôi của văn hóa thế giới với kho tàng văn học đa dạng, phong phú, nổi bật nhất với 4 tác phẩm văn học kinh điển. 4 tác phẩm văn học kinh điển này là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết tìm hiểu “tứ đại danh tác”.

Mục Lục

Giới thiệu 4 tác phẩm văn học kinh điển của Trung Quốc

Tứ đại danh tác để chỉ 4 tác phẩm văn học kinh điển lừng danh của Trung Quốc. Căn cứ theo thời gian xuất hiện các tác phẩm lần lượt như:

  • Tam Quốc Diễn Nghĩa – La Quán Trung
  • Thủy Hử – Thi Nại Am
  • Tây Du Ký – Ngô Thừa Ân
  • Hồng Lâu Mộng – Tào Tuyết Cần

Những tác phẩm đều dựa theo sự kiện lịch sử có thật và đã diễn ra trong thời kỳ lịch sử của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Việc sáng tác 4 tác phẩm đã đánh dấu sự xuất hiện của hình thức tiểu thuyết ở Trung Quốc giống như đối sách của các tác phẩm triết học và thơ ca tinh tế.

Nội dung 4 tác phẩm nổi tiếng Trung Quốc

1. Tam Quốc Diễn Nghĩa

Bối cảnh của tác phẩm

Tam quốc diễn nghĩa hay có tên gọi khác là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa. Tiểu thuyết được viết vào thế kỷ 14 và kể về thời kỳ hỗn loạn Tam Quốc. Tác phẩm được tác giả viết theo phương thức ba phần hư cấu, bảy phần tả thực và không hoàn toàn giống như ghi chép trong lịch sử.

Nội dung

Tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa kể về câu chuyện dài hơn một trăm năm, suốt quãng thời gian này đã diễn ra nhiều những sự kiện lịch sử. Tuy nhiên theo ngòi bút tinh tế của tác giả La Quán Trung các sự việc được kể theo trình tự logic, mục đích rõ ràng và không bị rối.

Nội dung của tác phẩm phản ánh nguyện vọng của người dân lúc bấy giờ như: Có vị vua anh minh thương dân yêu nước từ đó xây dựng đất nước thống nhất, hòa bình. Thời bấy giờ người Mông Cổ đang thống trị Trung Quốc nên tác phẩm còn thể hiện khát vọng của nhân dân có một vị vua dòng máu người Hán để lãnh đạo lật đổ triều đại Nguyên của người Mông Cổ.

Bút pháp nghệ thuật

Giọng văn của tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa là ca ngợi, châm biếm. Hình tượng các nhân vật anh hùng được xây dựng đa dạng với sức mạnh, tài trí hơn người từ đó viết lên những cuộc đấu trí gay cấn.

4-tac-pham-kinh-dien-cua-trung-quoc1
Tam quốc diễn nghĩa là một trong 4 kiệt tác văn học Trung Quốc

Xem thêm:

2. Tác phẩm Thủy Hử

Cảm hứng viết truyện

Tác phẩm Thủy hử được lấy cảm hứng từ những vị anh hùng thời xưa, khai thác được những điển cố, điển tích trong lịch sử. Đồng thời tác phẩm khai thác triệt để các nét tính cách đặc trưng của con người Trung Quốc.

Kể từ khi ra đời các tác phẩm đã nhanh chóng nhận được sự yêu mến từ độc giả. Sau này Thủy hử được công nhận tiêu biểu của văn học cổ điển Trung Quốc. Tác giả Thị Nại Am cũng phản ánh hai thực trạng phổ biến trong xã hội phong kiến muôn đời.

Cốt truyện

Cốt truyện tác phẩm Thủy hử khắc họa hầu hết những nhân vật anh hùng hảo hán. Đồng thời trong đó kể đến những thành tích của nhóm anh hùng đó quyết định lên Lương Sơn trở thành giặc cướp và chống lại triều đình. Các vị anh hùng này được gọi với tên là 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc.

Quá trình hình thành quân khởi nghĩa được tác giả Thị Nại Am diễn giải trong 70 hồi, với mỗi vị anh hùng sẽ có những hoàn cảnh xuất thân khác nhau như có người nơi thôn quê dân giã nhưng có người thuộc dòng dõi thư hương… Tuy nhiên họ đều có chung một điểm là bất bình trước sự áp chế, bọc lột từ chính quyền. Chính vì điều này đã thúc đẩy họ phải tự cứu bản thân mình, trở thành người phạm tội và tất cả quy tụ về Lương Sơn.

3. Tác phẩm Tây Du Ký

Tây Du Ký cũng là một trong tứ đại danh tác Trung Quốc nổi tiếng mọi thời đại.

Trong tác phẩm Tây Du Ký, tác giả đã thể hiện tốt sự sáng tạo đỉnh cao của tác giả với đặc sắc nghệ thuật phát huy được nét thần thoại trong văn học cổ đại Trung Quốc, bên cạnh đó thể hiện sức tưởng tượng phong phú của dân tộc Trung Hoa.

Nội dung tác phẩm

Tác phẩm có nội dung kể về cuộc hành trình từ Đông thổ Đại Đường đến Tây Thiên thỉnh kinh của nhà sư tên Trần Huyền Trang. Đi cùng với ông là 3 đệ tử bao gồm: Đại đệ tử Tôn Ngộ Không có 72 phép thần thông biến hóa; Nhị đệ tử Trư Ngộ Năng với 48 phép biến hóa; Tâm đệ tử Sa Ngộ Tĩnh với 36 phép. Ngoài ra tháp tùng nhà sư đi thỉnh kinh còn có con ngựa bạch do hoàng tử Long Vương hóa thành.

Trong suốt nội dung tác phẩm là những thử thách mà thầy trò Đường Tăng gặp phải, tổng cộng 82 kiếp nạn. Cho đến cuối 4 thầy trò thỉnh được chân kinh và hoàn thành nhiệm vụ.

4-tac-pham-kinh-dien-cua-trung-quoc1
Tác phẩm Hồng Lâu Mộng ra đời vào khoảng giữa thế kỉ XVIII, đời nhà Thanh và do Tào Tuyết Cần viết

4. Hồng Lâu Mộng

Cảm hứng viết truyện

Tác giả của Hồng Lâu Mộng là Tào Tuyết Cần được sinh ra trong gia đình đại quý tộc. Đến khi ông lớn lên quyền lực của gia đình dần suy thoái và trở thành người bình thường không sống trong nhung lụa như trước kia. Chính vì vậy ông đã viết ra tác phẩm Hồng Lâu Mộng giống như hồi ức đầy nuối tiếc về cuộc sống quý tộc.

Cũng chính sự miêu tả khách quan trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng đã giúp ông trở thành nhà văn hiện thực nổi tiếng tại Trung Quốc.

Bút pháp nghệ thuật

Hồng Lâu Mộng là tác phẩm đánh dấu nét chuyển biến mới trong thi pháp tiểu thuyết Trung Quốc – những nhân vật trong truyện được miêu tả nội tâm sâu sắc, kịch tính khác hoàn toàn với các tiểu thuyết chương hồi như Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử…

Vị trí của tác phẩm

Từ tác phẩm Hồng lâu mộng tác giả có thể hiểu hơn về con người, xã hội thời bấy giờ, đây cũng được ví là một cuốn bách khoa toàn thư của xã hội Trung Quốc lúc đó. Ngoài ra bộ tiểu thuyết mở ra thêm một ngành học chuyên nghiên cứu là Hồng học, ở những tác phẩm khác chưa từng xuất hiện điều này. Có thể nói Hồng lâu mộng là một trong những kiệt tác về văn học của nhân loại.

Bài viết trên đã chia sẻ thông tin về 4 tác phẩm kinh điển của trung quốc, từ đó bạn đọc đã hiểu rõ hơn về nội dung, bút pháp nghệ thuật và nhiều thông tin khác về các tác phẩm. Hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để đón đọc nhiều thông tin hữu ích hơn.

Rate this post
Back To Top