Đối với nhiều bạn yêu thích văn họa thì cái tên nhà văn Chu Lai không còn quá xa lạ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin tổng quan về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Chu Lai.
Mục Lục
1. Tiểu sử nhà văn Chu Lai
Đại tá, nhà văn Chu Lai có tên khai sinh là Chu Văn Lai, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1946, tại xã Hưng Đạo, huyện Phù Tiên nay là huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (từ năm 1980).
Tiểu sử nhà văn Chu Lai
Nhà văn Chu Lai là con trai của nhà viết kịch Học Phi. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, ông công tác trong đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị, sau đó trở thành chiến sĩ đặc công hoạt động trong vùng Sài Gòn. Sau 1973, ông về làm trợ lý tuyên huấn Quân khu 7.
Đến cuối năm 1974, ông tham dự trại sáng tác văn học Tổng cục Chính trị và sau đó học tại Trường Viết văn Nguyễn Du khóa 1. Sau khi tốt nghiệp, ông thực hiện công việc biên tập và sáng tác cho Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Ngoài ra, nhà văn Chu Lai còn viết một số kịch bản sân khấu, kịch bản phim và tham gia đóng phim.
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Chu Lai
Nhà văn chuyên viết về đề tài chiến tranh và người lính
Chu Lai là nhà văn mặc áo lính đã có thành công xuất sắc trong việc viết về đề tài người lính và chiến tranh cách mạng. Trong chiến tranh Việt Nam, ông đã tham gia cuộc kháng chiến với vị trí là một chiến sĩ đặc công hoạt động trong vùng Sài Gòn. Đối với ông, đó là cuộc chiến khốc liệt, bi hùng nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới, với tư cách là một người lính trận.
Chính những năm tháng tham gia chiến trận đã trui rèn qua khói lửa chiến tranh cùng với cảm hứng lãng mạn cách mạng, ông đã viết nên những tác phẩm đồ sộ, vạm vỡ về chiến tranh và người lính. Ông trở thành một trong những nhà văn quân đội có tên tuổi trong nền văn học sau 1975.
Ông rất thành công với đề tài chiến tranh và tiểu thuyết là thể loại mà Chu Lai đã khẳng định được tài năng và phong cách của mình. Các tác phẩm của ông đề cập đến nhiều vấn đề, thể hiện cuộc sống của con người, nhưng trọng tâm nhất vẫn là người lính ở cả hai giai đoạn trong và sau cuộc chiến tranh. Trong những tác phẩm đó đều có người tốt, kẻ xấu; có người thất bại, có kẻ thành công, có người cao cả, kẻ thấp hèn và còn có cả những nhân vật tha hóa – những con người không đủ bản lĩnh đối chọi với sự cám dỗ hay thực tế đời sống nên dễ dàng sa ngã… Những con người này xuất hiện và len lỏi khắp nơi, cả trong chiến tranh và cuộc sống thời bình…
Các tác phẩm của nhà văn Chu Lai
Tiểu thuyết
Nắng đồng bằng (1978)
Đêm tháng hai (1979)
Sông xa (1986)
Gió không thổi từ biển (1984)
Vòng tròn bội bạc (1987)
Bãi bờ hoang lạnh (1990)
Ăn mày dĩ vãng (1991)
Phố (1993)
Ba lần và một lần (1999)
Cuộc đời dài lắm (2001)
Khúc bi tráng cuối cùng (2004)
Chỉ còn một lần (2006)
Hùng Karo (2010)
Mưa đỏ (2016)
Truyện
Vùng đất xa xăm (1981)
Truyện ngắn
Người im lặng (1976)
Đôi ngả thời gian (1979)
Phố nhà binh (1992)
Thể loại khác
Út Ten (1983)
Nhà lao cây dừa (1992)
Kịch bản sân khấu và kịch bản phim
Hà Nội đêm trở gió
Người Hà Nội (chuyển thể từ tác phẩm Phố)
Người mẹ tự cháy
Người đi tìm dĩ vãng (chuyển thể từ tác phẩm Ăn mày dĩ vãng)
Hà Nội 12 ngày đêm
Các giải thưởng
Giải thưởng Hội đồng Văn học chiến tranh Cách mạng và lực lượng vũ trang (Hội Nhà văn) cho quyển tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng (1993);
Giải thưởng Văn học Bộ quốc phòng 1994;
Giải thưởng tiểu thuyết Nhà xuất bản Hà Nội với tiểu thuyết Phố 1993;
Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật 2007;
Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Mưa đỏ 2016.
3. Những tác phẩm nổi bật của nhà văn Chu Lai
Ăn mày dĩ vãng
Ăn mày dĩ vãng – tác phẩm tiêu biểu nhà văn Chu Lai
Ăn mày dĩ vãng là một trong những tiểu thuyết đặc sắc nhất của nhà văn Chu Lai, viết về đề tài người lính và chiến tranh. Nằm trong số những tiểu thuyết tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, tác phẩm được Nhà xuất bản Văn học xuất bản lần đầu năm 1991.
Tác phẩm xoay quanh người cựu binh Hai Hùng – một chiến sĩ quân giải phóng vùng ven đô thành Sài Gòn từ thời Chiến tranh Việt Nam trở về với đời thường. Trong tác phẩm của mình, nhà văn đã dẫn dắt câu chuyện của nhân vật như một cuộc hành trình lần ngược quá khứ; đi từ hiện tại về quá khứ, từ quá khứ đến hiện tại; nhằm tìm lại người yêu đồng thời cũng là đồng chí của mình.
Ăn mày dĩ vãng thể hiện một cái nhìn khách quan trong nhìn nhận cả mặt trái và mặt phải của chiến tranh, đề cao sự quý trọng quá khứ, khẳng định chân lý “hiểu biết về quá khứ sâu sắc ngần nào thì đỡ phải trả giá cho hiện tại ngần ấy”. Phương pháp đan xen quá khứ và hiện tại trong 16 chương của tiểu thuyết, các chương về hiện tại và chương về quá khứ xen kẽ trong đó có những sợi dây vô hình nối kết với nhau liền lạc, là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
Sông xa
➤ Xem thêm: Tác giả Lê Anh Trà – Đôi nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác
Tác phẩm Sông xa của nhà văn Chu Lai là dòng hồi tưởng kể về số phận xót xa của những người lính đã anh dũng chiến đấu trong thời chiến. Câu chuyện có nhiều tình tiết bất ngờ, lôi cuốn người đọc. Đặc biệt, nổi lên trong tác phẩm là cái nhìn hiện thực mới lạ: trong người tốt vẫn có những phần ích kỷ và trong người xấu vẫn có những phần rất nhân văn…
Ba lần và một lần
Ba lần và một lần là một cuốn tiểu thuyết mà trong đó cái chất lính chiến nằm giữa cuộc sống xô bồ thời mở cửa. Đó là một câu chuyện như kiểu ân oán từ kiếp trước, cứ dai dẳng bám theo nhau như hai thái cực đối lập. Nhân vật chính trong tác phẩm là Sáu Nguyện – một người lính quân báo, một số phận “quân tử gian nan” theo đuôi một lý tưởng, vì vậy mà tuyên chiến đến cùng với một con đường đại diện cho một tập đoàn, một hình thái kinh tế biến tướng.
Cùng với sự khốc liệt không chỉ trong bom đạn kẻ thù mà còn cả trong cái xã hội đang ở thời kỳ thai nghén của một hình thái kinh tế xã hội, Ba lần và một lần còn là một sự phản ánh, một sự chiêm nghiệm đa chiều của một tầm nhìn khách quan mở rộng. Lật giở từng trang văn của Chu Lai, ta mới thấy được tất cả những góc khuất của chiến tranh, của đời thường người lính.
Cuộc đời dài lắm
Tác phẩm Cuộc đời dài lắm xoay quanh câu chuyện của Vũ Hà Nguyên – một người lính đẹp với đầy đủ nghĩa đen và nghĩa bóng của từ đó. Một người đẹp thì tình yêu luôn trắc trở – cái quy luật ấy cũng chẳng nể gì người lính. Sau chiến tranh, Vũ Nguyên về nhận chức giám đốc của một công ty cao su đang tụt dốc. Cá tính, nhân cách, tài năng của anh đã làm nhiều người cảm phục nhưng cũng không ít kẻ ganh ghét và rắp tâm hãm hại… Những tình tiết, những mâu thuẫn được đẩy lên cao trào lôi cuốn người đọc theo từng trang sách.
Vòng tròn bội bạc
Trong số các tiểu thuyết thành công của nhà văn Chu Lai thì Vòng tròn bội bạc là một tiểu thuyết để lại nhiều ấn tượng sâu sắc và ám ảnh trong tâm trí người đọc. Câu chuyện kể về người lính bước ra từ cuộc chiến tranh khốc liệt nhất, đến khi hòa bình lập lại họ lại trở nên lạc lõng, đơn côi trong chính gia đình của mình và trong xã hội đang ngày một đổi mới.
Không chỉ vậy, cái bi kịch của người lính ấy là muốn đi tìm chính nghĩa, dập bỏ cái xấu trong xã hội mới, thế nhưng, những cái xấu cứ luôn bủa vây, đè nén khiến cho anh ngày càng chán chường, bất lực.
Tuy nhiên, với bản tính can trường của người lính, cùng với sự giúp sức của những người bạn chân thành, anh đã quyết đối đầu với những thế lực đen tối nhưng không ngờ kẻ xấu mà anh muốn vạch mặt lại chính là người bạn chiến đấu của anh năm nào… Vẫn là người bạn năm xưa ấy nhưng giờ mỗi người đã ở một vị thế khác, “vòng tròn bội bạc” đã đưa người lính đi từ những khổ sở này đến những dằn vặt khác đau đớn hơn…
Mưa đỏ
Mưa Đỏ là tiểu thuyết sử thi mới nhất của nhà văn Chu Lai được xuất bản vào năm 2016. Tiểu thuyết lấy bối cảnh chính là 81 ngày đêm huyết chiến bảo vệ Thành cổ Quảng Trị mùa hè rực lửa năm 1972.
Bằng ngòi bút đậm chất văn miêu tả, nhà văn đi vào chiều sâu của những chi tiết, những nhân vật; lột tả tính chất khốc liệt và bi tráng, tác giả nhập hồn vào từng nhân vật để giúp bạn đọc thấy được tâm trạng giằng xé trong từng cảnh huống: Cả sự dũng cảm và đớn hèn, cái thiện và cái ác… sự bùng nổ những trạng thái tích cực và tiêu cực… của những con người từng giây, từng phút phải đối mặt với sự hy sinh, chết chóc đến bất cứ lúc nào. Đan cài trong những trang miêu tả cuộc chiến đọc đến gai người là những khoảng bình yên, lãng mạn đầy chất thơ của tình yêu nảy mầm trong lửa đạn, của những sự hào hoa, phóng túng rất đời…
Tổng hợp