Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và các tác phẩm tiêu biểu của ông

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp được ví như bông hoa nở muộn trên văn đàn văn học Việt Nam sau 1975. Dù có rất nhiều tranh cãi của dư luận xoay quanh những tác phẩm truyện ngắn của ông nhưng không thể phủ nhận những truyện ngắn của ông mang một phong cách độc đáo và rất thu hút. Một phong cách sắc lạnh tỉnh táo đến bất ngờ, một phong cách rất riêng.

Mục Lục

Tiểu sử nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950, quê quán: Thanh Trì, Hà Nộị. Thuở nhỏ ông cùng gia đình lưu lạc khắp nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, từ Thái Nguyên qua Phú Thọ, Vĩnh Yên … Nông thôn và những người lao động vì thế để lại nhiều dấu ấn khá đậm nét trong nhiều sáng tác của ông.

Nhà văn Nhuyễn Huy THiệp
Nhà văn Nhuyễn Huy THiệp

>> Xem thêm: Tác Giả Lê Anh Trà

Ông tốt nghiệp Đại Học Sư phạm và là hội viên của hội nhà văn Việt Nam 1990. Năm 1970, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp tốt nghiệp khoa Sử trường ðHSP Hà Nội và lên
dạy học tại Tây Bắc từ năm 1970 – 1980.

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp có hơn 50 truyện ngắn, 10 kịch bản, 4 tiểu thuyết và nhiều bài phê bình văn học, tiểu luận. Tên tuổi của ông với hàng chục truyện ngắn như: Tướng về hưu, Những ngọn gió Hua Tát, Không có vua, Con gái thủy thần, Những người thợ xẻ, Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết… Trong đó, truyện ngắn Tướng về hưu đã được chuyển thể thành phim truyện điện ảnh cùng tên vào năm 1988. Bộ phim này cũng gây tiếng vang lớn, đến nay vẫn là một trong những phim truyện Việt Nam nổi tiếng, để lại dấu ấn khó quên cho người xem.

Các tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

Các tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
Các tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

Tác phẩm “Những bài học nông thôn”

Ra đời năm 1988, Những bài học nông thôn với việc miêu tả đời sống nông thôn thông qua những xung đột, bút pháp hiện thực tàn nhẫn kết hợp với yếu tố kì ảo, giọng điệu thay đổi linh hoạt và ngôn ngữ bình dân, quen thuộc của đời sống, Nguyễn Huy Thiệp đã thể hiện một cách nhìn đa chiều về nông thôn Việt Nam khi xã hội đang mải miết lăn bánh về phía văn minh đô thị, tác phẩm là những ký họa sinh động về những nét văn hóa làng quê sau lũy tre làng.

Tác phẩm “Chảy đi sông ơi”

Đây là một tác phẩm vô cùng nhân văn của Nguyễn Huy Thiệp. Tác phẩm là những mảng hiện thực với những con người lạnh lùng, vô cảm, thờ ơ đối với nhân loại, cụ thể là nhân vật tôi. Nhưng ở đâu đó, Nguyễn Huy Thiệp cũng để tính nhân văn của mình lên sâu sắc nhất khi có sự xuất hiện của thiên tính nữ, giúp cho những mâu thuẫn, những nghi ngờ về cuộc sống của nhân vật tôi được hóa giải.

Tác phẩm “Tâm hồn mẹ”

Một tác phẩm khác về thiên tính nữ trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp. Câu chuyện dẫn người đọc đến một khung cảnh xưa, một hoàn cảnh lạ và éo le đáng thương đến tận. Câu chuyện về đứa bé mất mẹ từ nhỏ khao khát có một người mẹ chở che, nâng đỡ, và một người mẹ nhí đã xuất hiện trong giấc mơ để đem hơi ấm đến cho người bạn của mình.

Tác phẩm “Tướng về hưu”

Câu chuyện về ông Thuấn với những mâu thuẫn nội bộ trong gia đình. Bi kịch của người lính sau chiến tranh được thể hiện rõ trong tác phẩm. Những lối sống khác nhau hoàn toàn giữa ông và con trai, con dâu làm cho ông cảm thấy ngột ngạt. Kết thúc tác phẩm ông chọn sự trở về với đơn vị cũ, với đồng đội, với nếp sống quen thuộc nhưng sau cùng, ông lại chết đi trong vòng tay của đồng đội.

Tác phẩm “Vàng lửa”

“Vàng lửa” được ví như một dụ ngôn về lịch sử và quá trình viết lại lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp. Có nhiều tranh cãi xoay quanh tác phẩm này với những câu hỏi nó thuộc triết học lịch sử hay văn xuôi nghệ thuật nhưng không thể phủ nhận đây là tác phẩm về lịch sử nổi bật của Nguyễn Huy Thiệp. Viết lại lịch sử là điều không hề dễ nhưng với Nguyễn Huy Thiệp, ông chọn “Vàng lửa” là nơi ông viết tên mình vào lịch sử văn học, tuy nhiên có nhiều giả thuyết cho rằng ông đã chưa thực sự hiểu rõ về ” triết học lịch sử” khi viết những áng văn này.

Nguyễn Huy Thiệp là một trong những tên tuổi nổi bật trong văn học Việt Nam từ 1975 về sau. Những sáng tác mang đậm phong cách Nguyễn Huy Thiệp khiến ông có một phong cách độc đáo cho riêng mình, nổi bật trong thi đàn văn học với hàng loạt những tác phẩm hồi bấy giờ.

Rate this post
Back To Top