Nhà văn Nguyên Ngọc hay Nguyễn Trung Thành là các tên không còn xa lạ kèm theo đó là những tác phẩm nổi tiếng như: Rừng Xà Nu, Đất Nước Đứng Lên… Ông được biết đến là một nhà văn lớn ở Việt Nam, nhưng ít ai biết đến cuộc đời và sự nghiệp của ông, bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Mục Lục
Tiểu sử nhà văn Nguyên Ngọc
Nguyễn Trung Thành tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, bút danh Nguyên Ngọc, ông sinh Năm 1932 ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam nhưng trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, nhà văn chủ yếu sống ở Tây Nguyên.
Năm 1950, khi đang học trung học phổ thông, ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam, chủ yếu hoạt động ở Tây Nguyên – chiến trường chính của Liên khu V bấy giờ. Sau một thời gian ở đơn vị chiến đấu, ông làm phóng viên báo Quân đội nhân dân liên khu V và lấy bút danh Nguyên Ngọc.
>> Xem thêm: Tác Giả Lê Anh Trà
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, ông tập kết ra Bắc. Ông viết tiểu thuyết Đất nước đứng lên, kể về cuộc kháng chịến chống Pháp của người Ba-na, tiêu biểu là anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa, dựa trên câu chuyện có thật của Đinh Núp.
Năm 1962 ông trở lại miền Nam, lấy tên là Nguyễn Trung Thành, hoạt động ở khu V, là Chủ tịch Chi hội Văn nghệ giải phóng miền Trung Trung Bộ, phụ trách Tạp chí Văn nghệ quân giải phóng của Quân khu V.
Sau chiến tranh ông làm Phó Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ.
Các tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyên Ngọc
- Đất nước đứng lên
- Rẻo cao
- Đường chúng ta đi
- Đất Quảng
- Rừng xà nu
- Có một đường mòn trên biển Đông
- Cát cháy
- Tản mạn nhớ và quên, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2004
- Nghĩ dọc đường, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2005
- Lắng nghe cuộc sống, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2006
- Bằng đôi chân trần, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2008
- Các bạn tôi ở trên ấy, Nhà xuất bản Trẻ, 2013.
Tại sao nhà văn Nguyên Ngọc Xin ra khỏi đảng?
Ông xin ra khỏi Hội Nhà văn, lôi kéo, tập hợp một số nhà văn nhà thơ trong nước và hải ngoại…có tai tiếng trong “làng văn” để thành lập “Văn đoàn Độc lập Việt Nam”. Tổ chức này với danh nghĩa tổ chức xã hội dân sự, núp bóng văn chương để hoạt động chính trị, với động cơ, mục đích thành lập một đảng đối lập với Đảng Cộng sản VN, kêu gọi đa đảng, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN, Phủ nhận mọi công lao của Hội Nhà văn, đi ngược lại đường lối văn nghệ cách mạng của Đảng..
ừ lâu Nguyên Ngọc đã suy thoái, biến chất về tư tưởng, trở thành con cờ của đám dân chủ trong nước và hải ngoại, tích cực xuyên tạc lịch sử để chống phá Đảng và Nhà nước. Mới đây nhất, ông đã cùng một nhóm những kẻ suy thoái trong “Văn đoàn Độc lập” của mình xuyên tạc về hình ảnh Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu khiến dư luận hết sức bất bình và phẫn nộ.
Quá trình biến chất của nhà văn Nguyên Ngọc bắt đầu từ khi ông còn đảm nhiệm vai trò Tổng biên tập Báo Văn nghệ và Phó Tổng thư ký Hội Nhà Văn Việt Nam, Nguyên Ngọc đã bảo kê cho nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài đăng những truyện ngắn, những tiểu luận chửi cả các Danh nhân và Lịch sử Việt Nam. (Năm 1988, quyển tiểu thuyết đầu tay của Phạm Thị Hoài được xuất bản tại Hà Nội nhan đề “Thiên sứ” nhưng ngay sau đó tiểu thuyết này bị cấm lưu hành. Sau này, khi đã qua Đức sinh sống, Phạm Thị Hoài đã lập ra Talawas là một diễn đàn trực tuyến được thành lập từ năm 2001 và Hoài làm tổng biên tập, chuyên viết xuyên tạc về chính trị và tình hình đất nước.)
Như vậy, Chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyên Ngọc. Hy vọng đây là những thông tin hiểu ích giúp các bạn học sinh hiểu hơn về thông tin của nhà văn này.