Tác Giả Khúc Thụy Du Là Ai?

tac-gia-khuc-thuy-du

Bài thơ Khúc Thụy Du là một trong những bà thơ được phổ thành nhiều ca khúc. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu tác giả Khúc Thụy Du và những chuyện li kì xoay quanh bài thơ này qua bài viết dưới đây nhé!

Mục Lục

Tác giả Khúc Thụy Du là ai?

tac-gia-khuc-thuy-du
Nhà thơ Du Tử Lê – Tác giả Khúc Thụy Du

Khúc Thụy Du là một bài thơ của Du Tử Lê sáng tác vào năm 1968, là một trong những bài thơ nổi tiếng trong sự nghiệp của ông.

Du Tử Lê (1942-2019) tên thật là Lê Cự Phách, sinh năm 1942 tại Hà Nam, miền Bắc Việt Nam. Sau Hiệp định Genève, 1954, ông di cư vào Nam cùng với gia đình. Đầu tiên ông định cư ở Hội An, Quảng Nam, sau đó là Đà Nẵng. Đến năm 1956, ông vào Sài Gòn và theo học trường Trần Lực, Chu Văn An, sau cùng là Đại học Văn Khoa.

Ông làm thơ từ rất sớm, khi đang còn học tại trường tiểu học Hàng Vôi tại Hà Nội. Sau khi di cư vào Sài Gòn, Du Tử Lê bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1958 cho bài Bến tâm hồn, đăng trên tạp chí Mai.

Du Tử Lê từng là sĩ quan thuộc Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cựu phóng viên chiến trường, thư ký tòa soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền phong (một tạp chí của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa), và là giáo sư dạy giờ cho một số trường trung học Sài Gòn.

Đọc thêm: tác giả hàn mặc tử

Khúc Thụy Du nghĩa là gì?

Bài thơ Khúc thụy du được ông sáng tác vào tháng 3 năm 1968, viết về cuộc tình có thật trong thời tao loạn của chính ông với người con gái vốn là một sinh viên trường Dược Sài Gòn mang tên Thụy Châu (tên thật là Huỳnh Thị Châu) – người sau này trở thành bạn đời của nhà thơ.

Khúc Thụy Du là tên ghép giữa chữ Thụy – tên lót của cô gái (Thụy Châu) và chữ Du – tên đầu trong bút danh Du Tử Lê của ông. Đọc bài thơ, độc giả có cảm giác như một kinh ru buồn, một nỗi ám ảnh về thân phận con người trước chia ly mất mát trong chiến tranh. Những câu thơ u uẩn oằn mình trong cô đơn quạnh quẽ cùng những tiếng gào thét đau thương trong thời ly loạn.

Bài thơ Khúc Thụy Du được phổ thành nhạc

tac-gia-khuc-thuy-du
Thi khúc “Khúc Thụy Du” (Nhạc sĩ Anh Bằng)

Nhạc phẩm “Khúc thụy du” của nhạc sĩ Anh Bằng dần cuốn người nghe vào những nét đẹp hàm chứa trong ca từ, giai điệu bài hát: “Hãy nói về cuộc đời/ Khi tôi không còn nữa/ Sẽ lấy được những gì/ Về bên kia thế giới/ Ngoài trống vắng mà thôi/ Thụy ơi và tình ơi”.

Nếu như bài thơ Khúc thụy du là mô tả những nỗi ám ảnh sống chết, tiếng kêu đau thương của con người. Thì bài hát Khục thụy du mang đậm dấu ấn về tình yêu, với cách đặt vấn đề mang màu sắc triết luận và những câu hỏi đặt ra không nhằm hay không mong câu trả lời. Nhạc sĩ Anh Bằng đã khéo léo rút tỉa những câu định đề của bài thơ, chuyển sang trạng thái tình yêu, thay vì đi sâu vào thân phận chiến tranh như bài thơ gốc. Ví dụ rõ ràng nhất là hình ảnh chim bói cá.

Bên cạnh Khúc Thụy Du, cũng có hơn 300 bài thơ của Du Tử Lê được phổ thành nhạc như: Ơn em, Khúc thêm cho Huyền Châu, Lúc người chết, Khúc Hạnh Tuyền núi sông, Hiến chương tình yêu ngày 14-2, Cõi tôi, Một bài thơ nhỏ, Lục bát, Chẳng bao giờ dậy nữa,…

Những bài thơ hay khác của Du Tử Lê

  • Đêm, nhớ trăng Sài Gòn
  • Chẳng chiến chinh mà cũng lẻ đôi
  • Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
  • Trong tay thánh nữ có đời tôi
  • Khúc riêng chàng
  • Khúc Hạnh Tuyền, núi sông
  • Lục bát
  • Khúc thêm cho Huyền Châu
  • Ơn em

Xem thêm: tác giả cố mạn

Trên đây là thông tin chúng tôi chia sẻ giải đáp thắc mắc về tác giả Khúc Thụy Du, hy vọng hữu ích với bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi, nếu còn câu hỏi nào, hãy bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất nhé!

Rate this post
Back To Top