Thay đổi phương pháp giáo dục nhằm phát triển năng lực thực chất của học sinh là mục tiêu giáo dục của nhiều quốc gia. Một mô hình được nhiều quốc gia phát triển áp dụng bấy lâu nay là tiếp cận giáo dục dựa trên năng lực của người học. Xây dựng mô hình học đổi mới để phát triển giáo dục toàn quốc là mục tiêu mà nền giáo dục Việt Nam hướng đến.
Dạy và học sẽ như thế nào nếu áp dụng giáo dục dựa trên năng lực
Theo như phương pháp giáo dục truyền thống tập trung với vai trò của người dạy là trung tâm nhưng nhìn chung phương pháp này còn gặp nhiều điểm bất cập và hạn chế. Giáo dục dựa trên năng lực giáo viên sẽ giống như một huấn luyện viên có vai trò hướng dẫn cho học sinh và thiết kế thêm nội dung bài giảng còn học sinh phải tự xây dựng kiến thức và hiểu biết của bản thân thông qua cách tư duy, óc sáng tạo, quan sát và tìm hiểu. Môi trường giáo dục cũng cần phải tương thích để thúc đẩy và tạo thêm điều kiện cho học sinh hiên thực hóa năng lực của từng học sinh.
Giáo dục năng lực là tổ hợp nhiều phương pháp dạy và học khác nhau như học theo nhóm, phát triển cá nhân hóa, tự học… Mỗi học sinh được tiếp cận theo phương pháp này sẽ tự có thể phát triển sở trường và sở thích riêng biệt và không hạn chế khả năng tiếp nhận của học sinh.
Giảng dạy dựa trên năng lực khuyến khích việc ứng dụng công nghệ, công cụ dạy học nhằm tối ưu hóa việc phát huy năng lực của người học. Hướng tiếp cận nội dung nhấn mạnh đến vai trò của phương pháp dạy học thì hướng tiếp cận năng lực quan tâm đến cách học, yếu tố tự học của người học.
Xây dựng chương trình giáo dục dựa trên năng lực
Xây dựng chương trình giáo dục dựa trên năng lực của học sinh, sin viên cũng được thiết kế linh hoạt theo hướng mở. Việc thiết kế chương trình theo hướng mở sẽ giúp cho kiến thức mới được cập nhật kịp thời theo xu thế. Nội dung của chương trình cũng không bị rập khuôn, lỗi thời, giảm thiểu vai trò của sách giáo khoa. Nếu như trong giáo dục truyền thông sách giáo khoa nắm vai trò cốt lõi trong việc học của học sinh,sinh viên thì dạy và học theo phương pháp mới sách giáo khoa chỉ mang tính chất là tài liệu tham khảo trong giảng dạy.
Học sinh hay sinh viên có thể tự tìm hiểu thêm kiến thức từ nhiều nguồn khác để bổ sung kiến thức về môn học hay vấn đề mà mình quan tâm. Thay đổi tư duy và khả năng phản biện. Một vấn đề nếu học theo phương pháp mới buộc học sinh cần nhìn nhận và đặt câu hỏi theo nhiều chiều thì khi áp dụng tư duy đó vào thực tế mới có thể đạt được kết quả mong muốn.
Để phát triển giáo dục dựa trên năng lực ở Việt Nam sẽ cần phải có sự nghiên cứu và tìm hiểu kỹ càng để đánh giá và xem xét về văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội… Bởi lẽ tất cả những ếu tố đó đều có thể trở thành rào cản trong việc thực thi.