Bên cạnh việc học văn hóa trên trường của học sinh thì việc rèn luyện kỹ năng sống và nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Việc bổ sung thêm những kiến thức kỹ năng sống sẽ giúp hoàn thiện quá trình phát triển của các bé sau này. Không chỉ các học sinh lớn cần bổ sung thêm những khóa học kỹ năng sống mà các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý phát triển cho các con ngay cả từ giai đoạn mầm non.
Mục Lục
1. Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là điều cần thiết
Kỹ năng sống là tập hợp các hành vi tích cực và khả năng thích nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Hay hiểu theo các khác kỹ năng sống chính là khả năng tâm lý xã hội thông qua hành động và giao tiếp. Kỹ năng sống giúp đem lại hạnh phúc và hỗ trợ các cá nhân trở thành những người sống tích cực và có ích cho cộng đồng. Theo tổ chức Uniceff, kỹ năng sống giúp cho trẻ có thể phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân. Kỹ năng sống giúp con người thay đổi nhận thức, thái độ cho đến hành động từ đó những hành động của con người được vận dụng theo chiều theo hướng tích cực, mang tính chất xây dựng. Chính vì thế tại sao mà chúng ta nên trang bị kỹ năng sống cho học sinh ngay cả giai đoạn mầm non để trẻ được định hướng phát triển một cách tốt nhất.
2. Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi học mầm mon
Rèn luyện kỹ sống cho trẻ em giúp cho trẻ nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới và có thể tự tin khẳng định bản thân trước nơi đông người. Cùng so sánh 2 trẻ một bạn được học những buổi kỹ năng sống và 1 bạn thì không ta sẽ thấy được ngay ưu điểm của việc cho trẻ học kỹ năng sống. Trẻ sẽ tự tin hơn trong mọi vấn đề, diễn tả cảm xúc của các con, tự tin thể hiện và nói lên ý kiến của các con.
Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi học mầm mon
Trẻ cũng sẽ tự lập hơn mà không ỷ lại hay dựa dẫm vào bố mẹ. Việc tự lập sẽ giúp cho trẻ có thể tiến xa hơn nữa trong tương lai khi tiếp xúc với môi trường xung quanh cũng như là hòa nhập khẳng định bản thân. Trẻ cần được trang bị kỹ năng sống để định hướng phát triển cá nhân một cách tốt nhất.
3. Thời điểm nào là thời điểm thích hợp dạy kỹ năng sống cho trẻ
Thực ra, trẻ em được dạy kỹ năng sống ngay từ khi còn nhỏ. Thực tế là người lớn vẫn dạy kỹ năng sống thường ngày cho các con nhưng đó chỉ là kỹ năng sống ở mức độ sơ khai như lễ phép với người lớn khi trẻ giao tiếp như gặp người lớn phải chào như “ con chào ông ạ, …”. Lớn hơn nữa khi trẻ bắt đầu với một môi trường lớn hơn là môi trường học đường, thì những mối quan hệ của trẻ cũng được mở rộng hơn như là quan hệ bạn bè, quan hệ tiếp xúc với thầy cô…
Giai đoạn này là giai đoạn trẻ cần được rèn luyện kỹ năng cơ bản để có thể đối phó với những tình huống thực tế và môi trường xung quanh. Trẻ cũng cần phải trang bị những kỹ năng rèn luyện để phát triển thể chất hay nhận thức về bản thân và hình thành dần những sở thích của riêng mình. Hoàn thiện nhân cách, xác định được điểm mạnh yếu và hoàn thiện cả những kỹ năng giao tiếp, hợp tác hay làm việc nhóm…
Do đó nếu không hướng dẫn trẻ trong những hoạt động như này hay định hướng không đúng đắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giai đoạn phát triển sau này của các em.Việc bộc lộ kỹ năng sống ở mỗi trẻ là khác nhau tùy theo hoàn cảnh và độ tuổi của trẻ. Tuy nhiên việc phát triển ở trẻ là phát triển cả vật chất và tinh thần, phụ huynh cần phải kết hợp với nhà trường để giáo dục kỹ năng sống cho con em một cách khoa học và có chiến lược.