Nhà thơ Nguyễn Khuyến – Tiểu sử, phong cách sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu

Nguyễn khuyến là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc cuộc sống và gắn bó với thiên nhiên, vì đó mà thơ của ông nổi bật với những bài thơ tả cảnh làng quê, ông được mệnh danh là nhà thơ của mùa hè. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Mục Lục

Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Khuyến

Từ thửa nhỏ, Nguyễn Khuyến đã nổi tiếng là một người thông minh, rất hiệu học. Năm 1864, ông đỗ đầu giải nguyên trường Hà Nội. Năm 1865 sau đó, ông tiếp tục thi Hội nhưng trượt vì vậy, ông quyết định ở lại kinh đô theo học trường Quốc Tử Giám và đổi tên thành Nguyễn Khuyến với hàm ý sẽ tu chí, nỗi lực hơn nữa. Và năm 1871, ông đỗ liên tiếp Hội nguyên, Đình nguyên, do đỗ đầu cả ba kỳ thi nên người đời đã gọi ông là Tam nguyên Yên Đỗ.

Thi hào Nguyễn Khuyến
Thi hào Nguyễn Khuyến

Tìm hiểu thêm: Tác giả Hồ Chí Minh

Sau khi thi đỗ trạng, Nguyễn Khuyến ra làm quan và từng giữ nhiều chức vị cao như:

  • Năm 1873, ông được bổ nhiệm làm Đốc Học rồi được thăng làm Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa
  • Năm 1877, ông thăng chức làm Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi
  • Năm 1878, ông bị giáng chức và chỉ giữ một chức quan nhỏ tại Quốc Sử Quán ở Huế
  • Năm 1883, ông được cử làm Tổng đốc Sơn Tây nhưng ông cáo quan về quê nhà.

Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến có rất nhiều bài thơ nổi tiếng, đến nay chúng ta vẫn gìn giữ khoảng 200 bài thơ chữ Hán và 100 bài thơ chữ Nôm của ông, được tập hợp trong cuốn Quế Sơn thi tập. Ngoài ra còn nhiều tập thơ tuyệt tác lưu truyền như Yên Đổ thi tập, Cẩm Ngữ, Bạn đến chơi nhà, Bách Liêu thi văn tập và 3 bài thơ hay viết về mùa Thu (Thu điếu, Thu ẩm, Thu Vịnh), cùng nhiều bài ca, văn tế, câu đối truyền miệng trong dân gian….

Cả hai lĩnh vực thơ Nôm và thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến đều đạt được thành tựu rực rỡ. Với bộ phận thơ Nôm, dường như Nguyễn Khuyến muốn đưa tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương để mong muốn tìm một đường đi đúng đắn, muốn phản kháng lại chế độ nửa thực dân, nửa phong kiến thối nát, thơ vừa mang sự trào phúng vừa mang chất trữ tình. Còn với dòng thơ chữ Hán hầu hết các áng thơ đều là thơ trữ tình chất chứa nỗi lòng tác giả.

Đọc những vần thơ của Nguyễn Khuyến, chúng ta dường như thấy rõ hình ảnh người nông dân đang phải sống một hoàn cảnh nghèo khổ, tiêu điều đến mức muốn nghẹt thở, chìm sâu trong vũng lầy. Những câu thơ luôn ám ảnh người đọc, khiến ta thêm xót xa hơn.

Các tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Trong văn học Việt Nam, nói đến tác giả xuất sắc thì không thể thiếu nhà văn Nguyễn Khuyến, ông để lại cho nền văn học những tác phẩm nổi bật như: Bạn đến chơi nhà, Muốn lấy chồng, Khóc Dương Khuê, Than nghèo, than già, than nợ, cảnh Tết, cảnh già, châu chấu đá voi, Đề Tranh Tố Nữ, Cáo quan về ở nhà, chợ đồng, chừa rượu, thầy đồ mắc lừa gái…

Trong số những bài thơ hay nhất của ông có 3 tác phẩm về mùa thu đặc biệt nổi tiếng là Thu Vịnh, Thu ẩm và Thu điếu và 3 tác phẩm than về cuộc đời như than nghèo, than già, than nợ.

Nhà thơ Nguyễn Khuyến
Nhà thơ Nguyễn Khuyến

Xem thêm: Nhà văn Xuân Diệu

Hình ảnh thơ văn của ông đơn sơ, bình dị nhưng cực sống động giúp nâng cao giá trị biểu cảm của bài thơ. Những hình ảnh bình dị trong cuộc sống hàng ngày được ông sử dụng có chứa đầy sức sống như: chiếc thuyền bé tẻo tèo teo, ngõ trúc quanh co, chiếc thuyền, trăng trôi, thấp le te…

Những bài thơ nổi bật của Nguyễn Khuyến:

  1. Bạn đến chơi nhà
  2. Thu điếu
  3. Thu ẩm
  4. Thu vịnh
  5. Khóc Dương Khuê
  6. Muốn lấy chồng

Nhà thơ Nguyễn Khuyến – Một nhà thơ có đức và có tài, với một lòng yêu nước, thương dân mà không thể giúp được gì ngoài những ngòi bút đau vì dân, khóc vì dân đã giúp cho văn thơ của ông đã đi vào lịch sử và sẽ mãi mãi đi sâu vào lòng của biết bao nhiêu thế hệ.

5/5 - (1 bình chọn)
Back To Top