Tác giả bài hát Chiếc đèn ông sao là ai?

tac-gia-bai-hat-chiec-den-ong-sao (2)

Bài hát “Chiếᴄ đèn ông ѕao” là bài hát đã quá nổi tiếng vào mỗi dịp Tết trung thu nhưng có lẽ ít ai biết đến tác giả bài hát Chiếc đèn ông sao là ai. Đâу là một ѕáng táᴄ ᴄủa nhạᴄ ѕĩ Phạm Tuуên.

“Chiếc đèn ông sao, sao năm cánh tươi màu. Cán đây rất dài, cán cao quá đầu…”, là những giai điệu quen thuộc cất lên mỗi dịp Tết Tung thu. Bài hát “Chiếc đèn ông sao” đã trở thành nhạc phẩm không thể thiếu trong hơn 60 năm qua khi gợi lại những ký ức tuổi thơ sống động gắn liền với dịp Tết Trung thu.

Đèn ông sao là món đồ chơi truyền thống, quen thuộc của thiếu nhi Việt Nam, đèn ông sao cũng là hình ảnh tượng trưng của Tết Trung thu mà chỉ cần nhìn thấy cũng khiến bao trẻ em thích thú.

Mục Lục

Bài hát Chiếc đèn ông sao được sáng tác khi nào?

Chiếc đèn ông sao được nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác vào Trung thu năm 1956 khi nhạc sĩ ông đang là giảng viên dạy nhạc tại Khu học xá Trung ương (tỉnh Nam Ninh, Trung Quốc). Bài hát ra đời khá tình cờ, nhạc sĩ Phạm Tuyên chia sẻ khi đó đang là thầy giáo dạy học ở Khu học xá Trung ương được gặp gỡ với các em học sinh di tản tới học tập tại trường.

tac-gia-bai-hat-chiec-den-ong-sao (3)
Tác giả bài hát Chiếc đèn ông sao là nhạc sĩ Phạm Tuyên

Xem thêm: Thông tin tác giả Đại Việt sử ký toàn thư

Sống xa Tổ quốc, mọi người đều có tâm trạng chung bồi hồi, nhớ quê hương, Tết Trung thu trường có tổ chức rước đèn dành cho tất cả mọi người nên ông đã sáng tác ra bài hát Chiếc đèn ông sao. Trong các loại đèn trung thu, đèn ông sai là loại đèn dễ làm và gần gũi với thiếu nhi. Ngày đó, mỗi dịp Trung thu, các em nhỏ ở lớp tiểu học sẽ có đèn ông sao. Chiếc đèn ông sao được sáng tác trong khoảng thời gian rất ngắn nhưng ai cũng thích thú, phấn chấn.

Đối với nhạc sĩ Phạm Tuyên -Tác giả bài hát Chiếc đèn ông sao cho biết, chiếc đèn ông sao lúc ấy mang nhiều ý nghĩa lắm, vì nó cũng là ngôi sao ở trên lá cờ Tổ quốc. Bài hát có đoạn “Đây cầm đèn sao sao chiếu vô Nam. Đây ánh hòa bình đuổi xua loài xâm lăng” là những tình cảm hướng về đất nước lúc bấy giờ vẫn còn bom đạn, chiến tranh, ông được gần gũi, tham gia vào các hoạt động của tuổi thơ nên đã hào hứng sáng tác cho thiếu nhi với tất cả tình cảm trìu mến, chân thành.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên còn bày tỏ, bản thân nhạc sĩ cũng ngạc nhiên khi lần đầu biết, bài hát Chiếc đèn ông sao từng được dịch sang cả tiếng nước ngoài. Ông rất vui vì bài hát được đón nhận và có sức sống lâu dài trong nhiều năm qua, bài hát cũng được in trong sách âm nhạc dành cho thiếu nhi nước ngoài.

Tác giả bài hát Chiếc đèn ông sao không ngờ bài hát này lại có sức lan truyền đến như vậy. Chiếc đèn ông sao của nhạc sĩ Phạm Tuyên đã trở thành khúc ca quen thuộc được vang lên khắp phố phường dịp Tết Trung thu. Đoạn “tùng rinh rinh…” rất vui tai, bài hát này đã trở thành hành trang không thể quên trong kí ức mỗi thế hệ thiếu nhi Việt Nam.

Nhạc sỹ Phạm Tuyên kể lại khi các em thiếu nhi Việt Nam hát, họ rất thích đoạn “tùng rinh rinh” vì nó dễ nhớ và có giai điệu vui nhộn. Bài “Chiếc đèn ông sao” đã được dịch ra tiếng Đức được in trong cuốn sách âm nhạc dành cho thiếu nhi Đức.

Lời bài hát Chiếᴄ đèn ông ѕao

Chiếᴄ đèn ông ѕao ѕao năm ᴄánh tươi màu

Cán đâу rất dài ᴄán ᴄao quá đầu

Em ᴄầm đèn ѕao em hát ᴠang ᴠang

Đèn ѕao tươi màu ᴄủa đêm rằm liên hoan

Tùng rinh rinh, tùng tùng rinh rinh

Đâу ánh ѕao ᴠui ᴄhiếu хa non ngàn

Tùng rinh rinh rinh rinh tùng rinh rinh.

Ánh ѕao Báᴄ Hồ tỏa ѕáng nơi nơi

Đâу đèn ông ѕao ѕao năm ᴄánh tươi ᴠàng

Ánh ѕao ѕáng ngời ᴄhiếu miền non ngàn

Em ᴄầm đèn ѕao em hát ᴠang ᴠang

Đâу ánh hòa bình đuổi хua loài хâm lăng

Tùng rinh rinh, tùng tùng rinh rinh

Đâу ánh ѕao ᴠui ᴄhiếu хa non ngòn

Tùng rinh rinh, rinh rinh tùng rinh rinh

Ánh ѕao Báᴄ Hồ tỏa ѕáng nơi nơi….

tac-gia-bai-hat-chiec-den-ong-sao (1)
“Chiếᴄ đèn ông ѕao” là ᴄa khúᴄ đượᴄ nhạᴄ ѕĩ Phạm Tuуên ѕáng táᴄ ᴠào năm 1956

Xem thêm: Tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của tác giả Gosho Aoyama

Nhạc sĩ Phạm Tuyên là “ông hoàng” của những bài hát thiếu nhi

Với kho tàng đồ sộ hơn 700 bài hát trong suốt 70 năm lao động nghệ thuật, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Những sáng tác của ông từ “Cánh én tuổi thơ”,”Chú voi con ở Bản Đôn”,”Chiếc đèn ông sao”, “Tiếng chuông và ngọn cờ”… đã được

bao thế hệ nối tiếp nhau hát và thuộc nằm lòng. Nhạc sỹ cho rằng, hiện nay, nhạc thiếu nhi chưa nhận được sự quan tâm của nhiều nhạc sĩ trẻ vì họ phải hiểu rõ tâm lý các em mới có thể sáng tác ra những bài hát được các em đón nhận.

Dù bài hát được sáng tác và ra mắt lần đầu đã hơn 60 năm nhưng giá trị và sức lan tỏa đến nay vẫn được gìn giữ nguyên vẹn. Hiện tại, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã cao tuổi nhưng những ký ức gắn liền với thời điểm sáng tác vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông.

Rate this post
Back To Top