Giới thiệu tác giả Đại Việt sử ký toàn thư

tac-gia-dai-viet-su-ky-toan-thu (2)

Đại Việt sử ký toàn thư là bộ quốc sử danh tiếng, (chữ Hán: 大越史記全書), là bộ quốc sử danh tiếng, một di sản quý báu của dân tộc Việt Nam nghìn năm văn hiến. Tác giả Đại Việt sử ký toàn thư bao gồm nhiều tác giả.

Đại Việt sử ký toàn thư đôi khi gọi tắt là Toàn thư, là bộ quốc sử viết bằng Hán văn của Việt Nam có giá trị gắn liền với tên tuổi các nhà sử học nổi tiếng như Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ, Lê Hy…

Đại Việt sử ký toàn thư còn lại đến ngày nay là một bộ Quốc sử lớn, có giá trị, viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê. Bộ Đại Việt sử ký toàn thư lần đầu tiên được khắc in toàn bộ và công bố vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hoà thứ 18, triều Lê Hy Tông, tức năm 1697. Trong lời tựa của lần xuất bản cho biết bộ Quốc sử này là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay là kết quả của một quá trình biên soạn, tu bổ qua nhiều đời.

tac-gia-dai-viet-su-ky-toan-thu (3)
Đại Việt sử ký toàn thư của nhiều tác giả

Xem thêm: Tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của tác giả Gosho Aoyama

Đại Việt sử ký toàn thư là một công trình tập đại thành nhiều bộ sử do nhiều đời biên soạn, từ Lê Văn Hưu đời Trần, đến Phạm Công Trứ, Lê Hy đời Lê Trung Hưng. Đại Việt sử ký toàn thư bản Nội các quan bản, năm Chính Hòa thứ 18 (năm 1697) có một ý nghĩa đặc biệt. Bộ sách đã được ra mắt bạn đọc vào những năm 90 của thế kỷ trước và được tái bản trọn bộ bốn tập lần đầu tiên vào năm 1998.

Năm 2010, Đại Việt sử ký toàn thư ra đời ấn bản một tập khổ lớn dựa theo bản in bốn tập năm 1998 có một số thông tin chú thích về địa danh cũng như đơn vị hành chính mới. Cuốn sách nhận được sự yêu quý của nhiều bạn đọc và tiếp tục bổ sung đầy đủ, chính xác hơn về phần bảng tra cứu.         Một lần nữa lịch sử nước nhà lại được lan tỏa sâu rộng trong lòng người dân Việt.

Đây là quyển sách hay và đáng trân quý về lịch sử hào hùng của dân tộc, sách hay và đáng trân quý Một thiên sử ký giữ mãi nét bụi của thời gian. Đây là bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam, nên không tránh được những từ tối nghĩa, gây khó hiểu cho người đọc. Bác Hồ đã nói, dân ta phải biết sử ta để biết được ông cha ta xưa kia đã anh hùng như thế nào, bao xương máu phải đổ để giữ lấy non sông đất nước.

Đại Việt sử ký toàn thư là bộ quốc sử độc đáo của dân tộc. Ngô Sĩ Liên vinh dự được vua Lê Thánh Tôn trao cho vai trò viết bộ quốc sử này, dưới thời Lê Sơ và vụ án Lệ Chi Viên

Bố cục của bộ Đại Việt sử ký toàn thư

Quyển thủ: gồm các Lời tựa của Lê Hy, Phạm Công Trứ, Ngô Sĩ Liên

Ngoại kỷ: gồm 5 quyển, từ họ Hồng Bàng đến các Sứ quân.

Quyển 1: kỷ họ Hồng Bàng, kỷ họ Thục
Quyển 2: kỷ họ Triệu
Quyển 3: kỷ thuộc Tây Hán, kỷ Trưng Nữ Vương, kỷ thuộc Đông Hán, kỷ Sĩ Vương
Quyển 4: kỷ thuộc Ngô-Tấn-Tống-Tề-Lương, kỷ tiền Lý kỷ Triệu Việt vương, kỷ Hậu lý
Quyển 5: kỷ thuộc Tùy – Đường, ký họ Ngô

tac-gia-dai-viet-su-ky-toan-thu (1)
Đại Việt sử ký toàn thư là bộ quốc sử độc đáo của dân tộc

Xem thêm: Tác giả Vãn Tình là ai?

Bản kỷ: gồm 19 quyển, từ triều đình đến năm 1675.

Quyển 1: kỷ nhà Đinh, kỷ nhà Lê
Quyển 2: kỷ nhà Lý: Thái Tổ, Thái Tông
Quyển 3: Thánh Tông, Nhân Tông
Quyển 4: Anh Tông, Cao Tông, Huệ Tông, Chiêu Hoàng
Quyền 5: kỷ nhà Trần, Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông
Quyển 6: Anh Tông, Minh Tông
Quyển 7: Hiến Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông, Duệ Tông
Quyển 8: Phế Đế, Thuận Tông, Thiếu Đế, Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương
Quyển 9: kỷ Hậu Trần, kỷ thuộc Minh
Quyển 10: kỷ Lê Hoàng Triều: Thái Tổ
Quyển 11: Thái Tông, Nhân Tông
Quyển 12: Thánh Tông (thượng)
Quyển 13: Thánh Tông (hạ)
Quyển 14: Hiến Tông, Túc Tông, Uy Mục
Quyển 15: Tương Dực, Đà Vương, Cung Hoàng, Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Khanh
Quyển 16: Trang Tông, Trung Tông, Anh Tông, Mạc Đăng Doanh đến Mạc Mậu Hợp
Quyển 17: Thế Tông, Mạc Mậu Hợp
Quyển 18: Kính Tông, Chân Tông, Thần Tông
Quyển 19: Huyền Tông, Gia Tông

19 quyển Bản kỷ lại chia làm 3 phần:

Bản kỷ toàn thư: từ quyền 1 đến quyển 10
Bản kỷ thực lục: từ quyển 11 đến quyển 15
Bản kỷ tục biên: từ quyển 16 đến quyển 19

Rate this post
Back To Top