Môn Sử luôn gây trở ngại cho thí sinh trong vấn đề ôn luyện bởi khối lượng kiến thức khổng lồ và khó học. Để bạn có thể học sử nhanh thuộc và nhớ lâu, bài viết xin chia sẻ “cẩm nang” học môn Lịch sử.
Cách học và hệ thống kiến thức
+ Phân chia thành những dạng bài cụ thể
Nếu áp dụng phương pháp học thuộc cụ thể và chi tiết thì chắc chắn rằng bạn không thể nắm bắt hết kiến thức vì khối lượng kiến thức của môn Sử khá nhiều. Để dễ học và dễ nhớ thid bạn nên chia thành vấn đề nhỏ theo những dạng bài cụ thể. Bạn có thể chia thành những dạng bào như: dạng bài cuộc cách mạng, những cuộc khởi nghĩa, những chiến dịch… Khi phân chia dạng bài, cần chú ý tính logic của dạng bày này , bao gồm : hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử.
+Nắm những vấn đề cốt lõi
Thực tế, kiến thức lịch sử chương trình lớp 11 và lớp 12 khá rộng,cả lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, đề thi đại học thường chỉ xoay quanh một số nội dung chính. Những vấn đề lịch sử thế giới thường hay xuất hiện trong đề thi như : Hội nghị Ianta, Liên Hiệp Quốc, Liên Xô, Trung Quốc, Đông Nam Á, Mỹ, Nhật Bản, quan hệ quốc tế, cách mạng khoa học-công nghệ…
+ Học theo từng giai đoạn lịch sử
Để có thể nắm vững kiến thức và học một cách logic, bạn nên học theo từng giai đoạn lịch sử theo phương pháp chia nhỏ. Vì dụ,với lịch sử Việt Nam có thể chia thành 5 giai đoạn chính là 1019-1930, 1930-1945, 1945-1954, 1954-1975 và 1975- nay. Mỗi giai đoạn, cần hệ thống những kiến thức trọng tâm cần nắm.
+ Liên hệ những sự kiện lịch sử
Việc liên hệ xà xâu chuỗi những sự kiện lịch sử là phương pháp học hiệu quả được nhiều người áp dụng. Nội dung chương trình loichj sử phổ thông được chia thành 2 phần riêng biệt nhưng có liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu biết liên kết 2 phần này thì chắc chắn bạn sẽ hiểu sâu sắc hơn những vấn đề của lịch sử.
Áp dụng 4 kỹ năng nghe- nói- đọc- viết
Đây là 4 kỹ năng cơ bản trong tiếng Anh. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp học này vào môn Lịch sử lại khá hiệu quả.
+Nghe: Bạn cần chú ý nghe thầy cô giảng bài trên lớp và kết hợp với sách giáo khoa, tô đậm những ý chính và phân tích.
Bạn cũng có thể tìm hiểu và theo dõi những bộ phiam tư liệu lịch sử, những chương trình giải trí liên quan đến những vấn đề lịch sử. Một ý tưởng khác là bạn có thể ghi âm những bài khó học và mốc sự kiện đáng lưu ý vào điện thoại bằng chính giọng của mình để có thể mở ra nghe bất cứ lúc nào.
+ Nói: Việc nói ra những kiến thức mình nắm bắt và tìm hiểu được sẽ giúp bạn nhở lâu hơn. Hãy cố gắng phát biểu ý kiến trên lớp hay trao đổi kiến thức với bạn bè và thầy cô, tập thuyết trình những bài Lịch sử trên lớp cũng như ở nhà.
+Đọc: Những chuyên gia giáo dục cho rằng, đọc là một yêu cầu bắt buộc đối với môn lịch sử. Việc đọc bao gồm đọc lại bài cũ và những kiến thức tham khảo. Bạn cần đọc lại bài và những kiến thức đã học để nhớ lâu hơn, bởi nếu bạn đã học thuộc nhưng nếu một thời gian không đụng đến thì chắc chắn bạn sẽ bị quên đi. Nếu có thời gian rảnh, bạn có thể đọc và tham khảo những tài liệu lịch sử. Không chỉ giúp bạn có thêm kiến thức, việc đọc này còn giúp bạn tăng hứng thú học.
+ Viết: sau khi học thuộc,bạn nên viết lại những ý chính ra giấy. Phương pháp này rất hiệu quả đối với những sự kiện khó học và khó nhớ.