4 biện pháp tu từ cơ bản cần nhớ khi học môn Ngữ Văn

Bốn biện pháp tu từ học sinh cần nắm

Học sinh thường rất dễ mất điểm đối với những câu đọc hiểu liên quan đến biện pháp tu từ. Bởi các bạn không nắm và không phân biệt được các biện pháp tu từ. Sau đây là bốn biện pháp tu từ các bạn cần nắm được khi học môn Ngữ Văn.

Theo biên soạn sách giáo khoa từ Bộ GD&ĐT về môn ngữ văn thì những biện pháp tu từ các bạn sẽ được học từ năm lớp 6 và sẽ được học lại trong suốt quá trình học tập của mình. Theo chương trình giáo dục trung học cơ sở thì bạn cần nắm được 4 biện pháp tu từ cơ bản là: so sánh, nhânh hóa, ẩn dụ, hoán dụ

Bốn biện pháp tu từ học sinh cần nắm

Bốn biện pháp tu từ học sinh cần nắm

Mục Lục

1. Biện pháp tu từ So sánh

Biện pháp đầu tiên mà các bạn cần nắm được đó chính là biện pháp So sánh. So sánh là biện pháp dễ nhất trong tất cả các biện pháp tu từ mà các bạn được học. Với So sánh các bạn chỉ cần nhớ: So sánh chính là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có mối quan hệ tương đồng.

Khi so sánh sẽ có hai loại: So sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.

Để các bạn dễ hiểu hơn về biện pháp so sánh thì bài viết sẽ lấy cho các bạn 2 ví dụ về 2 loại so sánh.

So sánh ngang bằng: Trắng như tuyết

So sánh không ngang bằng: Tôi cao hơn bạn ấy

Những câu so sánh như thế này rất gần gũi trong cuộc sống của các bạn đúng không nào? Ngoài ra một lưu ý dành cho các bạn. Với những câu so sánh có cụm từ “bao nhiêu….bấy nhiêu” thì đó là những câu so sánh ngang bằng. Ví dụ như: “Qua đình ngả nón theo đình – đình bao nhiêu ngói nhớ thương mình bấy nhiêu”.

2. Biện pháp tu từ Nhân hóa

Bốn biện pháp tu từ học sinh cần nắm

Bốn biện pháp tu từ học sinh cần nắm

Nhân hóa là biện pháp sử dụng những từ chỉ người để chỉ vật, thiên nhiên,… để chúng có tâm tư, tình cảm giống như con người. Để dễ hiểu bạn chỉ cần nhớ: Nhân hóa chính là biến thành người.

Ví dụ: “Lá dừa sải tay bơi, ngọn mồng tơi nhảy múa”. Trần Đăng Khoa đã biến những tàu lá dừa thành hình ảnh con người đang bơi và ngọn mồng tơi giống như những người vũ công.

3. Biện pháp tu từ Ẩn dụ

Biện pháp Ẩn dụ thực chất là một phép so sánh ngầm. Ẩn dụ là mượn hình ảnh này để chỉ hiện tượng khác mà giữa chúng có mối quan hệ tương đồng và phải đặt trong hoàn cảnh cụ thể mới có thể hiểu rõ được ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ đó.

Ví dụ : Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ đầu tiên là hình ảnh nhân hóa và hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ. Nếu mặt trời thật mang lại sự sống cho vạn vật thì mặt trời theo nghĩa ẩn dụ chính là chỉ Bác Hồ – Người đã soi sáng cho dân tộc Việt Nam tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ thực dân.

3. Biện pháp tu từ Hoán dụ

Nếu ẩn dụ là gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng thì hoán dụ là biện pháp gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có mối quan hệ gần gũi. Với hoán dụ chúng ta không cần đặt trong hoàn cảnh cụ thể vẫn có thể hiểu được nội dung. Ví dụ: má hồng có thể hiểu ngay là người con gái; mày râu có thể hiểu ngay là người con trai,…

Hoán dụ có 4 phương thức:

  • Lấy bộ phận để chỉ toàn thể
  • Lấy hiện tượng của sự vật để chỉ sự vật
  • Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng
  • Lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng
4.6/5 - (23 bình chọn)
Back To Top