Tiểu sử và phong cách sáng tác của tác giả Quang Dũng

tac-gia-quang-dung

Có lẽ khi nhắc đến một nhà thơ trẻ ở miền Bắc mang hồn thơ phóng khoáng, lãng mạn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp thì chắc chắn không thể không nhắc tới Quang Dũng. Một số tác phẩm như Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây là sáng tác làm nên tên tuổi của tác giả Quang Dũng.

Quang Dũng tài hoa và “đứng riêng một cõi”, là một trong những gương mặt nhà thơ trẻ tiêu biểu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng một nghệ sĩ rất đa tài, không chỉ được biết đến là một nhà thơ hay họa sĩ, nhà văn ông còn là một nhạc sĩ rất nổi tiếng. Năm 2001, tác giả Quang Dũng được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Quang Dũng còn tự sáng tác nhạc bài hát này được rất nhiều người yêu thích có nhan đề là Ba Vì được trình bày nhiều lần trong khu kháng chiến.

Mục Lục

Tiểu sử của tác giả Quang Dũng

Quang Dũng có tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội), mất 13 tháng 10 năm 1988.

Trước cách mạng tháng Tám, Quang Dũng học Ban trung học trường Thăng Long. Sau khi tốt nghiệp, ông đi dạy học tư ở Sơn Tây. Năm 1947, ông được điều đi học Trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây. Sau đó, ông làm Đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn 52 Tây Tiến. Bài thơ Tây Tiến ông làm năm 1948 khi dự Đại hội toàn quân ở Liên khu III tại làng Phù Lưu Chanh (Hà Đông). Tháng 8 năm 1951, ông xuất ngũ.

Sau 1954, ông làm Biên tập viên tại báo Văn nghệ. Bài thơ “Tây Tiến” của tác giả Quang Dũng được nhiều người yêu thích, phổ biến rộng rãi ở miền nam thời đó. Tuy rằng nhiều người biết tới nhưng ông vốn sống đạm bạc, không khoe khoang tên tuổi với ai. Ông còn từ chối thẳng “Văn chương chữ nghĩa rẻ rúng đến thế ư?”. Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 sau thời gian dài điều trị bệnh. Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

tac-gia-quang-dung
Tác giả Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài

Nhà thơ là một nhà thơ, một họa sĩ, nhạc sĩ tài hoa. Quang Dũng còn viết kịch, xuất bản truyện ngắn và vẽ tranh triển lãm là một nghệ sĩ đa tài. Bài thơ “Tây Tiến” được ông sáng tác vào dịp Đại hội toàn quân ở Liên khu III tại làng Phù Lưu Chanh, tại Hà Nam. Sau này bài thơ “Tây Tiến” được đưa vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông.

Xem thêm:

Phong cách sáng tác Nhà thơ Quang Dũng

Nhà thơ Quang Dũng có phong cách sáng tác rất ấn tượng, có ngòi bút sắc thơ áo lính trữ tình tài hoa. Phong cách sáng tác của ông rất ấn tượng, với những bài thơ mang nặng hồn dân tộc. Ông là một người rất hiền từ, chan chứa tình người có một thế đứng rất riêng trên thi đàn Việt Nam

Bài thơ Tây Tiến được viết năm 1948 là một sáng tác mang đậm nét hào hùng, bi tráng pha chất lãng mạn. Đây cũng là một trong những bài thơ hay nhất trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp núi rừng hùng vĩ nhưng nó lại mang một tâm sự đau thương, hình ảnh gian khổ của người lính Tây Tiến. Ông đã viết bài thơ bằng những lời tâm sự, nỗi nhớ đồng đội.

Một số tác phẩm tiêu biểu

  • Tây Tiến
  • Bài thơ sông Hồng
  • Nhà đồi
  • Rừng về xuôi
  • Rừng biển quê hương
  • Lính râu ria,…
  • Mấy đầu ô (thơ, 1986)
  • Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn, 1988)
  • Mùa hoa gạo (1950)
  • Bài thơ sông Hồng (1956)
  • Rừng Biển Quê Hương (1957)
  • Đường lên châu Thuận (1964)
  • Nhà đồi (1970)
  • Làng Đồi đánh giặc (1976)
  • Mây đầu ô (1986)
  • Đôi mắt người Sơn Tây
  • Đôi bờ
  • Quang Dũng – Tác phẩm chọn lọc (1988)
tac-gia-quang-dung
Nhiều tác phẩm của Quang Dũng đã được chọn lọc và xuất bản

Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Quang Dũng là chủ đề tìm hiểu của không ít người. Nhiều bài thơ của ông cũng đã được phổ nhạc, đó là:

  • Bài Tây Tiến do nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc
  • Bài Đôi mắt người Sơn Tây do nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ từ hai bài thơ Đôi bờ và Đôi mắt người Sơn Tây
  • Bài Kẻ ở do nhạc sĩ Cung Tiến phổ nhạc
  • Bài thơ Không đề được 4 nhạc sĩ phổ nhạc khác nhau với 4 cái tên bài hát khác nhau đó là: Em mãi là 20 tuổi – nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu – Khúc Dương – Quang Vĩnh, Có những cuộc tình không là trăm năm – nhạc sĩ Việt Dũng.

Quang Dũng được xem là nhà thơ của một thời binh lửa. Vốn là người có học, lớn lên trong thời điểm đất nước có nhiều biến động. Ông trở thành người lính tuyến đầu nên đã hun đúc nên tài năng bằng những bài thơ bi tráng có sức sống vượt thời gian để lại cho đời sau một niềm kính trọng sâu sắc.

Rate this post
Back To Top