Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của tác giả Trần Tế Xương

tac-gia-tran-te-xuong

Trần Tế Xương một nhà thơ trào phúng – trữ tình khá nổi tiếng, một trong những nhà thơ tiêu biểu cuối thế kỷ 19. Tác giả Trần Tế Xương đã để lại cho nền văn học Việt Nam rất nhiều tác phẩm có giá trị văn chương và nghệ thuật cao. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả Trần Tế Xương.

Mục Lục

Tiểu sử của tác giả Trần Tế Xương

Trần Tế Xương (1870 – 1907) thường gọi là Tú Xương, tên khai sinh là Trần Duy Uyên, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (nay thuộc phố Hàng Nâu – thành phố Nam Định).. Ông nổi tiếng là nhà thơ trào phúng và trữ tình tiêu biểu cuối thế kỷ 19. Thơ ông không chỉ có tiếng cười châm biến, đả kích mà còn mang không khí nuối tiếc, châm biếm những chua xót. Tú Xương là điển hình cho ta thấy sự biến chuyển của xã hội Việt Nam vào giai đoạn phong kiến – thực dân. Trong thơ của ông tiếng than thở ngao ngán trước thời kì phong kiến suy tàn.

Nhà thơ Tú Xương
Nhà thơ Tú Xương

Trần Tế Xương ông là con trưởng trong gia đình có chín anh em. Đến năm 1903 Trần Tế Xương đổi tên thành Trần Cao Xương. Trần Tế Xương thuộc dòng dõi nho gia, vốn là họ Phạm, đổi thành họ Trần là vì vào đời Nhà Trần lập công lớn vua cho đổi theo họ nhà vua. Tú Xương lấy vợ năm 16 tuổi, vợ ông là bà Phạm Thị Mẫn. Cuộc đời của ông khá ngắn ngủi, ông mất đột ngột vào ngày 29/1/1907 đúng vào giai đoạn có nhiều biến động và đau thương nhất của lịch sử xã hội Việt Nam.

Phong cách sáng tác

Trần Tế Xương cả đời hầu như làm thơ trào phúng, ông triệt để khai thác đề tài thi cử, những điều mắt thấy tai nghe. Tú Xương dám vạch trần, đả kích thẳng tay sự tha hóa của những bộ phận xã hội trước ma lực của đồng tiền của tầng lớp nho sĩ cuối mùa. Bên cạnh thơ trào phúng, Tú Xương còn để lại những bài thơ trữ tình thắm thiết. Có người đã tôn vinh tác giả Trần Tế Xương là “nhà thơ thiên tài”, tác phẩm Trần Tế Xương để lại cho nền văn học dân tộc quả là khiến người ta phải nể phục.

Những nỗi đau buồn, phẫn uất riêng của nhà thơ một người giàu lòng yêu thương luôn thao thức với đời đã hòa chung với nỗi đau của dân tộc thời bấy giờ. Hầu hết nội dung trong tác phẩm của ông là vĩnh hằng trong văn chương dân tộc. Trong sự nghiệp cầm bút của mình ông để lại cho nền văn học dân tộc với số lượng tác phẩm trên 150 bài thơ đủ các thể loại đều nói về khoa cử, nho học và cảnh nghèo khó của dân trong hoàn cảnh đất nước.

tac-gia-tran-te-xuong
Nhà thơ Tú Xương

Ông còn nổi tiếng là ngòi bút trào phúng, châm biết phê phán chế độ phong kiến mục nát, quan lại, tay sai cho giặc. Đặc biệt, Tú Xương còn khai thác thêm đề tài viết về vợ của mình có bài thơ “Thương vợ” để bày tỏ tình yêu thương với người vợ đã chịu thương chịu khó lo cho gia đình. Tế Xương mượn hình ảnh đó để ca ngợi hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn tần tảo, thương chồng, thương con nhẫn nại, quên mình.

Xem thêm:

  • Thể loại truyện của tác giả Nhĩ Nhã có gì đặc biệt?
  • Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Quang Dũng

Những tác phẩm tiêu biểu

Tác giả đã có tới khoảng trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát), ngoài ra có một số bài văn tế, phú, câu đối.

Tú Xương con người và nhà thơ của Trần Thanh Mại, Trần Tuấn Lộ – nhà xuất bản Văn hóa

Thơ văn Trần Tế Xương – nhà xuất bản Văn học (1970)

Tú Xương thi tập do nhà sách Phúc Chí – 95 Hàng Bồ, Hà Nội

Trông dòng sông Vị (Văn chương và thân thế Trần Tế Xương)

Vị Xuyên thi văn tập của Sở Cuồng (tức Lê Dư), Nam Kỳ thư quán (1931 – sau có tái bản)

Thơ văn của tác giả Tú Xương cho thấy đây là một nhà thơ trào phúng xuất xắc, một bậc “thần thơ, thánh chữ”. Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của tác giả Trần Tế Xương chính là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình để thể hiện được nỗi lòng của mình với con người, đất nước Việt Nam.

Rate this post
Back To Top