Trong những cây bút văn xuôi xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, tác giả Thạch Lam để lại một dấu ấn riêng. Đây là cây bút giàu cảm xúc và tài hoa. Truyện ngắn Thạch Lam không chỉ hấp dẫn bằng những chi tiết xung đột mà còn tạo xúc cảm bằng lối kể chuyện tâm tình về những cảnh đời, cảnh người…
Mục Lục
1. Tác giả Thạch Lam có lối văn chương giản dị mà say đắm lòng người
Là cây bút chủ lực của nhóm Tự lực văn đoàn, song Thạch Lam không đi theo lối viết chung mà chọn cho mình một phong cách riêng độc đáo- giản dị mà trong trẻo. Những tác phẩm của Thạch Lam được đánh giá cao về nghệ thuật ngôn từ, được xem là có ảnh hưởng sâu đậm trong quá tình hiện đại hóa ngôn ngữ dân tộc.
Tác giả Thạch Lam có biệt tài sử dụng ngôn ngữ với lối viết giản dị mà say đắm lòng người. Những sáng tác của ông không gân guốc mà thâm trầm và kín đáo. Mỗi truyện ngắn của Thạch Lam được ví như một bài thơ hamfsucs với những cảm xúc tinh tế và đầy thi vị. đó, “cái ngữ điệu nhỏ nhẹ và man mác thi vị, những cảm xúc tinh tế của một tâm hồn dễ rung động” đã làm nên một phong cách ngôn ngữ rất riêng, độc đáo và đặc sắc. Nghệ thuật ngôn ngữ của Thạch Lam khá thanh thoát nhưng không hề sáo rỗng mà vẫn toát lên vẻ bình dị hiếm có.
- Hồ Xuân Hương là ai? Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp
- Phong cách sáng tác của nhà thơ Tố Hữu? Những đặc trưng nổi bật
- Tác giả Nguyễn Tuân- một phong cách nghệ thuật độc đáo và sâu sắc
Bên cạnh đó, Thạch Lam còn có ngôn ngữ trần thuật độc đáo, hướng tới vẻ đẹp của đời sống hàng ngày. Ngôn ngữ Thạch Lam tránh xa sự chau chuốt và bác học của văn chương trung đại mà tìm đến lối văn giản dị như lời ăn, tiếng nói hàng ngày, đem đến sự gần gũi với độc giả. Tác giả Thạch Lam còn còn có ngôn ngữ miêu tả đầu chất thơ, đưa ngôn ngữ của cảm xúc vào văn xuôi, tạo nên những áng văn đẹp, gợi cảm và giàu xúc cảm.
2. Văn chương được tác giả Thạch Lam xem như một thứ khí giới thanh cao, đắc lực
Tác giả quan niệm: Văn chương không phải một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, văn chương là thứ khí giới thanh cao và đắc lực làm cho lòng người thêm sạch và phong phú hơn. Đây được xem là “tuyên ngôn văn học” của tác giả Thạch Lam.
Tinh thần này được thấm đượm trong những trang viết của Thạch Lam. Khung cảnh thường thấy trong truyện ngắn Thạch Lam là những làng quê bùn lầy nước đọng, những phố chợ tồi tàn với một bầu trời ảm đạm, những khu phố ngoại ô nghèo khổ, buồn, vắng…
Trong khung cảnh đó, những nhân vật hiện lên với đường nét đơn sơ, thưa thoáng nhưng vẫn rất chân thực. Văn Thạch Lam giàu yếu tố hiện thực với lòng nhân ái và vẻ đẹp tâm hồn.
Những nhân vật trong tác phẩm của ông đều hiện lên với tấm lòng nhân ái. Đôi khi, ông đặt nhân vật của mình vào vùng ranh giới tranh chấp giữa cái thiện và cái ác, để rồi tự bản thân con người bằng việc thức tỉnh của lương tri, của phẩm giá, xác lập chỗ đứng tốt đẹp cho mình trong cuộc sống đầy bùn nhơ của xã hội cũ.
3. Vấn đề “Độc giả” và “ Tiếp nhận văn học”
Trong quan niệm về độc giả, tác giả Thạch Lam chia độc giả thành hai hạng. Một hạng chỉ xem cốt truyện là câu chuyện mua vui, không biết thưởng thức cái đẹp. Hạng thứ hai thích tìm tòi, suy nghĩ và theo đuổi cái đẹp, đặc biệt là vẻ đẹp ẩn chứa trong chiều sâu tâm hồn. Và ông đánh giá những độc giả kiểu này, xem họ là mực thước đo trình độ văn chương.
Trong thực tiễn hoạt động sáng tác, Thạch Lam đã giành tất cả tài năng và tâm huyết để sáng tác phục vụ hạng độc giả thích tìm tòi, suy nghĩ và theo đuổi cái đẹp.
Về tiếp nhận văn học,Thạch Lam một mặt thừa nhận sự ảnh hưởng của nền văn học Pháp.Mặt khác, ông chủ trương tiếp nhận một cách chủ động, sáng tạo, bình đẳng, không chịu ép mình theo một khuôn sáo nào.Quan niệm này của Thạch Lam là hết sức tiến bộ, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đọc tác phẩm của Thạch Lam, có cái hiện đại giống với nhiều nhà văn ngoại quốc, nhưng Thạch Lam vẫn được xem là một nhà dân tộc học trong trang văn của mình.
Trên đây là một số nét chính về phong cách sáng tác của tác giả Thạch Lam. Bài viết hi vọng đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.