Tác giả Nguyễn Tuân- một phong cách nghệ thuật độc đáo và sâu sắc

Tác giả Nguyễn Tuân- một phong cách nghệ thuật độc đáo và sâu sắc

Tác giả Nguyễn Tuân được xem là định nghĩa về người nghệ sĩ một cách trọn vẹn. Sự độc đáo trong phong cách nghệ thuật của ông thể hiện ở sự tài hoa và ngông. Ông cũng là một nhà văn duy mỹ với quan niệm cuộc đời là hành trình đi tìm cái đẹp…

Mục Lục

1. Phong cách của tác giả Nguyễn Tuân thể hiện ở chữ “ngông”

Mỗi nhà văn trên văn đàn đều khẳng định vị trí cũng như tạo sự khác biệt ở những sở trường và phong cách khác nhau. Với Nguyễn Tuân, đó là phong cách của người nghệ sĩ, của con người tài hoa,nâng niu và chân trọng cái đẹp. Đặc biệt, phong cách của ông được thể hiện ở chữ “ngông”.

Ngông chính là phản ứng tiêu cực nhưng đầy kiêu ngạo đối với xã hội. Người chơi ngông muốn dựa vào sự tài hoa, lịch lãm và phong cách hơn đời để đặt mình lên trên thiên hạ. Cái “ ngông” của Nguyễn Tuân được thể hiện với nhiều màu sắc và những nét riêng biệt. Nguyễn Tuân kế thừa truyền thống “ngông” của những nhà to tài tử xưa như Nguyễn Công Trứ, Tú Xương, Tản Đà… đồng thời ông cũng tiếp nhận tư tưởng cá nhân chủ nghĩa của văn hóa phương Tây hiện địa. Chính vì thế, cái ngông của Nguyễn Tuân rất riêng và rất khác.

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn TuânPhong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

Phong cách này được thể hiện với sự tinh tế và yêu chuộng cái đẹp, khẳng định sự tài hoa và uyên bác. Chất tài hoa này được thể hiện ở sự khám phá sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mỹ. Bên cạnh đó, là cách nhìn người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Đó cũng là sư vận dụng tri thức ở nhiều ngành văn hóa và nghệ thuật khác nhau để xây dựng hình tượng con người.

Ngoài ra, cái “ngông” còn được thể hiện ở nhân vật mà tác giả theo đuổi. Có thể thấy, trong cả cuộc đời cầm bút, Nguyễn Tuân luôn tìm cho mình chủ nghĩa anh hùng. Trước cách mạng là những anh hùng “Vang bóng một thời’, sau cách mạng là những nhaan vật anh hùng trong quần chúng cách mạng. Đặc biệt , nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân dù làm nghề gì thì đều có “chất” nghệ sĩ.

2. Tác giả Nguyễn Tuân đi theo”chủ nghĩa xê dịch”

Phong cách của Nguyễn Tuân còn được thể hiện ở mảng đề tài mà ông theo đuổi. Tác giả viết nhiều và thành công nhất trong đề tài xê dịch. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân được gọi là một nhà xê dịch, một chủ nghĩa xê dịch.

Xê dịch được hiểu là sự vận động. Những người theo đuổi mảng đề tài nà thường có tâm hồn phóng khoáng, thích đi đây đi đó để mở rộng tầm nhìn cũng như thay đổi thực đơn trong nhãn quan tâm hồn. Cũng vì thế mà Nguyễn Tuân không thích những gì quen thuộc, bình thường và nhàm chán. Vì vậy, trước cách mạng, ông  đã đặt chân lên khắp mọi vùng đất của tổ quốc.

Nguyễn Tuân không thích những gì bằng phẳng, hời hợt và khuôn phép. Ông là nhà văn có cá tính độc đáo, nhà văn của những tình cảm,cảm giác mãnh liệt, nhà văn của phong cảnh tuyệt mỹ, của núi cao, rừng thiêng, thác ghềnh…

3. Sự chuyển biến trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

Văn học và mọi lĩnh vực xã hội đều chịu sự chi phối của lịch sự. Khi lịch sử thay đổi thì cách nhìn , cách cảm nhận và cái nhãn quan của nhà văn về cuộc đời cũng sẽ thay đổi. Nguyễn Tuân cũng không nằm ngoài vòng thay đổi đó. Chính vì thế, trong cuộc đời sáng tác của ông có sự chuyển biến về phong cách nghệ thuật trước và sau cách mạng Tháng Tám.

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn TuânPhong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

Trước cách mạng, tác giả Nguyễn Tuân đi sâu vào cái đẹp trong quá khứ. Với ông, cái đẹp đến từ quá khứ, từ “Vang bóng một thời” và tài hoa chỉ có trong những con người xuất chúng, thuộc thời trước còn sót lạu. Ông tìm cái đẹp trong quá khứ , ở chủ nghĩa xê dịch và đời sống trụy lạc. Những tác phẩm của ông thiên về thể tùy bút, diễn tả nội tâm cũng như cái tôi chủ quan.

Sau cách mạng, phong cách của Nguyễn Tuân như nhận được “làn gió mới”. Quan niệm về cái đẹp của tác giả thay đổi. Cái đẹp có cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Cái đẹp không chỉ ở những nhân vật xuất chúng mà còn ở những con người bình thường, giản dị.

Ông tìm những hiện tượng gây cảm giác mạnh ở những phong cảnh đẹp, hùng vĩ của thiên nhiên đất nước và những thành tích của nhân dân trong chiến đấu và xây dựng. Nguyễn Tuân vẫn sử dụng thể loại tùy bút với bút pháp hướng ngoại, đi sâu vào phản ánh hiện thực,ghi chép thành tích chiến đầu, xây dựng  của nhân dân.

Trên đây là một số nét chính về phong cách nghệ thuật của tác giả Nguyễn Tuân. Bài viết hi vọng đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

5/5 - (1 bình chọn)
Back To Top