Tác Giả Hồng Lâu Mộng Là Ai?

tac-gia-hong-lau-mong

Hồng lâu mộng là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc. Được đánh giá là “tuyệt thế kì thư” phản ánh toàn diện và sâu sắc xã hội, con người Trung Hoa giai đoạn mạt Thanh khi đứng bên bờ vực suy vong, sụp đổ. Vậy tác giả Hồng lâu mộng là ai? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Mục Lục

Tác giả Hồng lâu mộng

tac-gia-hong-lau-mong
Tác giả Hồng lâu mộng – Tào Tuyết Cần

Hồng Lâu Mộng là bộ tiểu thuyết cổ điển vĩ đại nhất của văn học Trung Hoa, do tác giả Tào Tuyết Cần hay là Tào Triêm viết. Ông là người Thẩm Dương, vốn dòng dõi người Hán, sau nhập tịch Mãn Châu, sống trong triều đại phong kiến nhà Thanh, Trung Quốc. Sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, gia đình đời đời thế tập chức Giang Ninh chức tạo là một chức quan to thu thuế tại Giang Ninh thành. Năm lần vua Khang Hi tuần du Giang Nam thì bốn lần ngự tại Tào phủ. Cuộc sống trong phủ vô cùng xa hoa vương giả. Nhưng đến ngày gia đình gặp đại họa, cha mắc tội, bị cách chức, tịch biên tài sản, Tào Tuyết Cần đã phải sống trong những ngày cay đắng nhất đời với nghèo khổ.

Mười năm cuối đời ông đã dồn toàn bộ trí lực để tạo nên kiệt tác Hồng lâu mộng. Tác phẩm được ông sửa chữa 5 lần trong cảnh cùng khốn, ốm đau. Khi ông còn sống tác phẩm đã không hoàn thành và không được công bố. Phải 28 năm sau, Cao Ngạc dựa vào di thảo của ông hoàn thành nốt bằng việc viết tiếp 40 hồi mới hoàn thành. Đến khoảng 1792 – 1793 Hồng lâu mộng được in và lưu truyền khắp Trung Quốc.

Đọc thêm: tác giả của Conan

Cốt truyện của Hồng lâu mộng

tac-gia-hong-lau-mong
Cốt truyện của Hồng lâu mộng

Tác phẩm mở đầu bằng một huyền thoại, khi thần Nữ Oa luyện đá vá trời xong còn thừa lại một viên đá, tuy không đắc dụng như những viên đá kia, nhưng nó đã trở thành một linh vật, về sau được đưa về cõi tiên giữ chức coi vườn, chuyên lo bón tưới cho một cây giáng châu. Đá có ơn với cây, cây chịu ơn của đá, kết nên một mối duyên nợ, nên cả hai đều phải đầu thai làm người để trang trải mối duyên nợ ấy: đá là Bảo Ngọc, cây là Đại Ngọc.

Cốt truyện Hồng lâu mộng xoay quanh việc triển khai bi kịch tình yêu giữa Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc là hai anh em con cô con cậu, cùng ở chung một nhà từ bé. Bảo Ngọc được bà nội nuông chiều, cho ở trong vườn Đại Quan, sống giữa đám a hoàn nhan sắc như Tập Nhân, Tĩnh Văn…Bản chất vị tha tốt đẹp và tính cách dịu dàng của đám nữ tì này đã ảnh hưởng nhiều đến Bảo Ngọc. Ở Giả phủ lúc đó còn có cô em họ Tiết Bảo Thoa, xinh đẹp, nết na. Bảo Ngọc cũng có cảm tình với cô, nhưng chỉ có Đại Ngọc mới hiểu được tâm hồn Bảo Ngọc. Họ yêu nhau nhưng tình yêu của họ đã bị dập vùi trong đau khổ. Cả nhà họ Giả đã quyết định chọn Bảo Thoa gả cho Bảo Ngọc bằng kế “đánh tráo”, cưới em Lâm nhưng khi giở khăn che mặt ra là Bảo Thoa. Lâm Đại Ngọc sau đó đau đớn oán hờn, đốt thơ, đốt khăn tặng mà chết. Còn Bảo Ngọc bỏ nhà đi tu. Bảo Thoa thành một quả phụ trẻ đau khổ.

Ý nghĩa tác phẩm Hồng lâu mộng

Tác giả Hồng lâu mông đã thật sự phản ánh toàn diện và sâu sắc gương mặt văn hóa Trung Hoa, chú trọng vào cuộc sống tinh thần của người thành thị, thể hiện tinh thần dân chủ, phê phán xã hội phong kiến mục nát, phê phán giáo điều cổ hủ, đòi tự do yêu đương và tự do hồn nhân, giải phóng cá tính, khao khát bình đẳng, sống có lý tưởng cá nhân.

Ý nghĩa trung tam của bi kịch Hồng lâu mộng đó là sự bế tắc của những con người trẻ tuổi, khát khao lý tưởng sống mới nhưng cuối cùng đành bị khuất phục bởi họ đang ở trong bóng đêm suy tàn của ngày cũ, chưa thể đứng trong áng sáng ban mai của ngày mới, đó là yếu tố bi kịch của lịch sử trùm lên bi kịch cuộc đời của tất cả các nhân vật.

Xem thêm: tác giả Đắp mộ cuộc tình

Trên đây là thông tin đầy đủ về tác phẩm và tác giả Hồng lâu mộng mà chúng tôi tổng hợp đến bạn đọc. Với thành tựu sáng tạo độc đáo về văn học, tư tưởng nhân văn sâu sắc về nội dung, giá trị toàn diện về văn hóa, và ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới, Hồng Lâu Mộng thật sự là một pho tuyệt thế kỳ thư của văn học Trung Quốc.

Rate this post
Back To Top