Hiểu về tác dụng của biện pháp so sánh trong tiếng Việt

Biện pháp so sánh là gì? Tác dụng của biện pháp so sánh trong tiếng Việt là gì? Mời các bạn cùng tham khảo qua bài tổng hợp dưới đây.

Mục Lục

1. Biện pháp so sánh là gì?

Biện pháp nghệ thuật so sánh là việc đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

2. Tác dụng của biện pháp so sánh trong tiếng Việt

  • Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh là giúp cho các miêu tả sự vật, sự việc trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn và có sức sống hơn;
  • Nhờ vào các biện pháp so sánh mà tác giả dễ dàng thể hiện được tâm tư tình cảm sâu sắc của mình thông qua các sự vật, sự việc;
  • Biện pháp so sánh giúp tác giả đã đối chiếu giữa 2 sự vật, sự việc A và B nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho người đọc, giúp câu văn, câu thơ mang tính biểu đạt nghệ thuật cao.

tác dụng của biện pháp so sánh

Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh

3. Cấu tạo của biện pháp so sánh trong tiếng Việt

Trong biện pháp so sánh bao gồm 2 vế: về A và vế B. Trong đó:

Vế A là sự vật, sự việc được so sánh.

Vế B là sự vật, sự việc dùng để so sánh.

Các từ được dùng để so sánh bao gồm: là, như, bao nhiêu, bấy nhiêu, chẳng khác gì, tựa như, gần như, kiểu như, bằng …

Ví dụ cụ thể A là B

“Quê hương là chùm khế ngọt”.

“Người ta là hoa đất”.

“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”.

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

Ví dụ cụ thể A như B

“Tình yêu em như sóng biển chiều hôm”.

Ví dụ cụ thể A tựa B

“Mẹ như biển.

Mẹ như sông.

Mẹ là mưa nắng bềnh bồng gió mây.

Mẹ như đất.

Mẹ tựa cây.

Mẹ là ngọn lúa đặn đầy trong con”…

Ví dụ cụ thể Bao nhiêu…. bấy nhiêu….

“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”

biện pháp so sánh là gì

Các biện pháp so sánh

Xem thêm: Tìm hiểu về biện pháp nhân hóa và cách sử dụng biện pháp nhân hóa

4. Các biện pháp so sánh trong tiếng Việt

4.1   Phân loại theo mức độ:

So sánh ngang bằng:

“Người là cha, là bác, là anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”.

“Bà như quả đã chín rồi

Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng”.

So sánh không ngang bằng:

“Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”.

“Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”.

4.2 Phân loại theo đối tượng:


So sánh các đối tượng cùng loại:

“Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo

Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”.

“Cô giáo em hiền như cô Tấm” 

So sánh khác loại:

“Trẻ em như búp trên cành.

Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan”.

“Anh đi bộ đội sao trên mũ

Mãi mãi là sao sáng dẫn đường

Em sẽ là hoa trên đỉnh núi

Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!”

So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:

“Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”.

“Tình anh như nước dâng cao

Tình em như tấm lụa đào tâm hương”.

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

“Lòng mẹ bao la như biển thái bình”.
Bài viết trên đã liệt kê tác dụng của biện pháp so sánh và những ví dụ minh họa cụ thể. Hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu cho bạn đọc.

Rate this post
Back To Top