Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo: Những vấn đề xoay quanh

Nam Cao là cây bút đắc lực của văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn với nhiều tác phẩm đặc sắc, trong đó, Chí Phèo là một điển hình sinh động nhất. Dưới đây, bài viết xin chia sẻ một số vấn đề cần nắm về Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo.

Mục Lục

1. Đôi nét về tiểu sử nhà văn Nam Cao

Nam Cao (1917 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Ông sinh ra trong một gia đình trung nông, đông con tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Nam Cao là người con duy nhất được ăn học tử tế.

Sau khi học hết bậc Thành chung, ông bôn ba kiếm sống nhiều nơi. Tuy nhiên, do sức khoẻ yếu, ông phải trở về quê kiếm sống bằng nghề dạy học và viết văn. Nam Cao đã phải trải qua những ngày chật vật vì miếng cơm manh áo như những nhân vật trí thức tiểu tư sản trong các tác phẩm của ông.

Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo: Những vấn đề xoay quanh

Đến năm 1943, Nam Cao tham gia nhóm Văn hoá cứu quốc. Năm 1948 ông có mặt trong đoàn quân Nam tiến. Ông nhiệt tình tham gia các hoạt động văn hoá phục vụ kháng chiến. Tháng 11 – 1951, ông đã hy sinh trên đuờng đi công tác vùng địch hậu Liên khu III khi tài năng đang ở độ chín. Năm 1996, Nam Cao được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.

2. Quan điểm nghệ thuật độc đáo của Nam Cao

Trong văn học hiện đại Việt Nam, Nam Cao là một trong những nhà văn có nguyên tắc sáng tác nghệ thuật rất rõ ràng. Những nguyên tắc này được thể hiện trong những sáng tác của ông. Cụ thể là:

Nam Cao đánh giá cao văn chương, xem đó là một hình thái lao động cao quý, đầy trách nhiệm xã hội. Văn chương là một hoạt động sáng tạo, nó chỉ “dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo ra những gì chưa có”. Văn học phải phản ánh hiện thực, phê phán cái xấu xa, phản nhân văn.

Nhà văn phải có trách nhiệm với ngòi bút của mình. Trung thực, thân trọng trong khi viết, không dối trá, cẩu thả.

Đồng thời, ông nhìn nhận hiện thực với con mắt cảm thông chia sẻ. Ông quan niệm con người là sản phẩm của hoàn cảnh ,song con người cũng có khả năng cải tạo hoàn cảnh. Mỗi tác phẩm của Nam Cao đều thể hiện những triết lí sâu sắc về cuộc sống, về nghệ thuật.

3. Phong cách nghệ thuật

Phong cách nghệ thuật của nhà văn được hiểu là những đặc điểm nội dung, hình thức riêng bào trùm toàn bộ sáng tác của họ. Trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nam Cao là cây bút có phong cách độc đáo.

Khi khai thác chủ đề người nông dân và người trí thức, Nam Cao quan tâm tới đời sống tinh thần của họ và đặc biệt hứng thú với việc khám phá “con người trong con người” .Ông quan niệm “bản tính cốt yếu của sự sống là cảm giác và tư tưởng” Cảm giác, tư tưởng càng sâu sắc, linh diệu thì sự sống càng cao. Đây chính là lý do Nam Cao đặc biệt chú ý tới chiều sâu bên trong của con người – yếu tố được coi là nguyên nhân của hành động.

Với quan niệm về con người như thế, Nam Cao có khuynh hướng tìm vào nội tâm. Ông có sở trường và biệt tài diễn tả, phân tích tâm lý. Nội tâm nhân vật thành trung tâm chú ý, đối tượng trực tiếp của ngòi bút Nam Cao. Nam Cao đặc biệt sắc sảo khi thể hiện những quá trình tâm lý phức tạp , có thể đi vào chiều sâu không cùng của nội tâm nhân vật.

Về mặt kết cấu, ông thường đảo lộn trật tự thời gian, không gian, tạo nên kiểu kết cấu tâm lý phóng khoáng, linh hoạt mà vẫn nhất quán, chặt chẽ. Về đề tài, ngòi bút Nam Cao cũng quan tâm đến “Những chuyện không muốn viết” – chuyện nhỏ nhặt, thường ngày. Từ đó, ông đặt ra những vấn đề xã hội, con người, cuộc sống và nghệ thuật chân chính.

4. Tìm hiểu về tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao

Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo: Những vấn đề xoay quanh

Tác phẩm Chí Phèo là một thành công của Nam Cao viết về đề tài người nông dân. Nhân vật Chí Phèo thể hiện tấn bi kịch tinh thần lớn nhất của con người, đó là bi kịch bị tha hoá. Những thế lực tàn bạo đã tước đoạt của người nông dân chất phác hiền lành những khát vong và ước mơ về một cuộc sống lương thiện, biến họ thành kẻ lưu manh. Và khi lương tâm thức tỉnh, họ đã phải tự kết thúc đời mình khi nhận ra rằng mình không còn con đường trở về với cuộc sống lương thiện.

Giá tri hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm đều được tập trung ở nhân vật Chí Phèo. Tác phẩm phản ánh hai mâu thuẫn gay gắt và tiêu biểu nhất trong xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám là: Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị với nhau và mâu thuẫn giữa bọn cường hào ác bá và người nông dân. Nhân vật đều đạt đến trình độ điển hình.

Vớ giọng  điệu trần thuật có sự kết hợp hài hòa giữa đối thoại với độc thoại, giữa lời gián tiếp và lời nửa tiếp. Vì thế, nhiều đoạn có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Giọng điệu trần thuật này là những đóng góp quan trọng của Nam Cao trong quá trình hiện đại hóa của thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam.

Trên đây là một số chia sẻ về Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo. Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Theo Trường Cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

Rate this post
Back To Top