Mối quan hệ giữa thầy và trò hiện nay

Nghề giáo là một trong những nghề cao quý trong hệ thống ngành nghề bởi nghề giáo là nghề trồng người. Coi trọng sự học, kính trọng người thầy là yếu tố để làm nên giá trị nhân bản của sự nghiệp học hành. Trong giáo dục thì mối quan hệ mật thiết nhất chính là mối quan hệ tương tác giữa thầy và trò. Vậy thì, liệu mối quan hệ giữa người học và người dạy như thế nào ở thời đại hiện nay

Mục Lục

1. Mối quan hệ thầy trò trong xã hội xưa

Liên tiếp những vụ việc đau lòng về ngành giáo dục xảy ra liên tiếp khiến cho người ta phải có những cái nhìn nhận khác về mối quan hệ thầy trò bây giờ.Từ vụ việc xảy ra tại trường tiểu học Bình Chánh ( Bến Lức, Long An) khi một giáo viên tiểu học bị phụ huynh bắt phải quỳ tới 40 phút bởi lỗi giáo viên này đã trách phạt con họ. Đến vụ việc một học sinh trung học phổ thông bật khóc trong buổi đối thoại với những cán bộ ngành giáo dục trong buổi tổng kết  khi kể về ước muốn được học một tiết học toán bình thường giống như các bạn bởi giáo viên này từ chối giảng bài cho học sinh trong hơn 3 tháng mà không cho học sinh biết lý do là gì.Xã hội nhận thấy được nét đẹp trong nghề dạy học dường như xuống cấp tới mức báo động khi hình ảnh người thầy, người làm nghề giáo dường như không còn đẹp đẽ trong mắt mọi người.

Truyền thống hiếu học của dân tộc Việt là điều không cần phải bàn cãi dù cho ở bất cứ giai đoạn nào vì coi trọng sự học, coi trọng giáo dục luôn được đặt lên hàng đầu. Tôn sư trọng đạo như là một nguyên tố bất biến trong mối quan hệ thầy trò từ xưa đến nay. Người thầy luôn là những người được cả xã hội tôn kính dù họ có dạy ở bất kỳ cấp bậc nào.

Đào tạo những thế hệ về sau là nhiệm vụ của những người làm nghề giáo. Coi trọng sự học đối với dân ta là coi trọng sự phát triển bền vững của đất nước sau này.Một đất nước muốn mạnh mẽ thì phải cần cả một thế hệ mạnh mẽ và thế hê đó được đào tạo từ những người làm nghề dạy học. Thời xưa thì thầy có đạo làm thầy, trò có đạo làm trò. Mỗi người đều có bổn phận để thực hiện nghĩa vụ, vị trí của mình. Người thầy giáo trong xã hội xưa có một vị trí cao quý trong xã hội.

Mối quan hệ thầy trò trong xã hội xưa

Người thầy trong xã hội xưa không chỉ là người dạy chữ cho học trò mà còn là người rèn luyện đạo đức cho học trò. Họ luôn dạy dỗ học trò phải tự soi mình để rèn đức luyện tài, trở thành người có ích cho đất nước. Vì thế mỗi khi học trò vi phạm dù là lỗi của mình hay không thì học trò và gia đình đều không kêu ca hay oán trách vì họ luôn nhận thức một điều rằng thầy làm những điều đó để bản thân của họ tốt hơn.

2. Mối quan hệ thầy và  trò ngày nay

Xã hội phát triển cũng kéo theo nhiều thay đổi không chỉ là những yếu tố vật chất mà còn là cả những quan niệm, mối quan hệ. Mối quan hệ thầy trò ngày nay gần gũi hơn ngày xưa rất nhiều. Mối quan hệ này cũng không bị chi phối bởi những giáo lý, giáo điều như xã hội xưa mà đơn giản hóa nhiều hơn. Tuy nhiên mặt trái của cơ chế thị trường nhiều khi làm mối quan hệ thầy trò đi qua quá nhiều giới hạn dẫn đến những sự việc không mong muốn như  phụ huynh dùng tiền để thầy cô có thể giúp đỡ con em mình, rồi bạo lực học đường khiến cho lòng tin vào mối quan hệ thiêng liêng ấy bị thay đổi đi một phần nào đó.

Quá suồng sã trong mối quan hệ thầy trò làm mất đi tính mô phạm trong giáo dục và ngày càng ngày có thêm nhiều hơn nữa những câu chuyện đau lòng hơn nữa như thầy đánh trò, trò đánh thầy, thầy từ chối giảng bài trong thời gian dàu, phụ huynh đánh giáo viên…Tất cả những sự việc đó khiến cho xã hội không hỏi trăn trở thêm về nền giáo dục của Việt Nam và rằng liệu tương lai của con em họ sẽ tiếp tục đi đâu về đâu khi cứ tiếp tục có những sự việc ấy diễn ra.

Rate this post
Back To Top