Tìm hiểu những thông tin về nhà thơ Huy Cận trong thi nhân Việt Nam

Huy Cận bắt đầu có thơ đăng báo từ năm 1936, tức là lúc tuổi đời còn rất trẻ, đang học tú tài ở Huế. Năm 19 tuổi, Huy Cận xuất bản tập thơ đầu tay “Lửa thiêng” và trở thành một trong những tên tuổi xuất sắc của phong trào Thơ Mới (1932-1942). Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, nhà thơ Huy Cận liên tiếp xuất bản 25 tập thơ thể hiện niềm vui và niềm tự hào trước cuộc sống mới của nhân dân, đất nước. Nhà thơ Huy Cận trong thi nhân Việt Nam đã có những đóng góp xuất sắc trong phong trào thơ mới của nước nhà.

Mục Lục

Nhà thơ Huy Cận trong thi nhân Việt Nam

Xét trên phương diện đổi mới thi ca, Thơ Mới trước hết là một cuộc “nổi loạn”, một sự “phá phách” để đoạn tuyệt với những khuôn phép gò bó của “thơ cũ”, nhất là thơ luật, để giải phóng cho cảm hứng, đi tìm nhịp điệu cho trái tim của cái “tôi”.

Phong trào thơ mới trong thi ca Việt Nam
Phong trào thơ mới trong thi ca Việt Nam

Bài viết liên quan: tác giả khánh hoài

Việc tự do đi tìm nhịp điệu cho cái “tôi”, tự do bộc lộ nhu cầu của tâm hồn bằng một hình thức thơ linh hoạt nhất đã đưa đến “Một thời đại trong thi ca”, mà theo như Hoài Thanh: “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”.

“Ảo não” như Huy Cận là sự “định danh” xác đáng về thơ Huy Cận trong Thơ Mới. Là vì Lửa thiêng tràn ngập nỗi buồn, cô đơn, sầu não, “sầu từ vạn cổ”, bao trùm lên cả mênh mông vũ trụ, xa thẳm thời gian, trở thành “nỗi hiu hắt trong cõi trời”, “một linh hồn trời đất” hay “cái sầu của vũ trụ” (Xuân Diệu, tựa tập “Lửa thiêng”)

Trong thi nhân Việt Nam nhà phê bình Hoài Thanh gọi Huy Cận là “Người đã gọi dậy cái hồn buồn của Đông Á, người đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này”.

Buồn, sầu, cô đơn, đìu hiu xa vắng trong Lửa thiêng đến từ hư vô, từ tạng chất tâm hồn, đến từ cảm quan về cuộc đời và từ những biến động của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nếu Xuân Diệu là cái tôi rạo rực, đắm say, vồ vập, cuống quýt trước thanh âm cuộc đời, “là nguồn sống dào dạt ở chốn nước non lặng lẽ này” (Hoài Thanh), thì Huy Cận đắm chìm trong “mộng”, trong cái mênh mông, vô biên của vũ trụ, của thời gian, đầy chất suy tư, triết lý.

Xuân Diệu và Huy Cận trong phong trào thơ mới

Về hình thức thơ, nếu Xuân Diệu xuất hiện trong Thơ Mới với “y phục thơ tối tân”, rất Tây, thì Huy Cận bên cạnh sự tiếp thu, ảnh hưởng của thơ Pháp còn thấm đẫm chất Đường thi, thấm đẫm mạch nguồn thơ ca truyền thống.

Nhà thơ Xuân Diệu và Huy Cận
Nhà thơ Xuân Diệu và Huy Cận

Xem thêm: tác giả Lê Anh Trà

Từ khi Lửa thiêng xuất bản ghi danh Huy Cận vào số những nhà thơ xuất sắc của phong trào Thơ Mới, đã có hàng trăm công trình nghiên cứu lớn nhỏ, đều nhất quán trong việc khẳng định tài năng xuất chúng của Huy Cận, khẳng định giá trị, vẻ đẹp toàn bích của Lửa thiêng trên các phương diện như cảm hứng thời đại, cảm hứng cô đơn của con người với nỗi sầu vũ trụ, nỗi buồn thế kỷ, tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước, yêu tiếng nói dân tộc, và nỗi suy tư về cuộc đời…

 Lửa thiêng là “giọng điệu triết lý về cuộc đời, về con người và về vũ trụ của tôi”. Chính chất triết lý trong thơ Huy Cận đã nâng cấp cho Thơ Mới. Huy Cận đã góp phần vào sự phát triển của thơ ca hiện đại cùng với những đổi mới về nội dung, hình thức nghệ thuật và ở sự gia tăng chất triết lý cho thơ.

Nhắc đến cái tên Xuân Diệu là mọi người thường nhắc đến “Ông hoàng của thơ tình Việt Nam”. Những sáng tác của nhà thơ được đông đảo mọi người biết đến và đón nhận. Những tác phẩm ông sáng tác của có những vị trí nhất định trong văn đàn thơ cơ của nước nhà.

Khi con người ta tìm đến thơ ca, thường là tìm đến những sự đồng điệu trong tâm hồn. Thơ của Xuân Diệu, cũng như nhiều bài thơ của các tác giả khác trong thời kỳ phong trào thơ mới mang đậm trong đó những nỗi buồn chất chứa, sâu lắng trong từng lời thơ.

Nhưng sự khác biệt của nhà thơ đó chính là trong sự nhận thức và ý thức về không gian, thời gian, lý tưởng sống. Chính những điều này đã mang đến những nét riêng trong thơ ca của nhà thơ Xuân Diệu – Một trong những nhà thơ Việt Nam nổi tiếng.

Dẫu cho thời gian có đổi thay, năm tháng có phai dần những nét mực nhưng những tiếng lòng tha thiết của nhà thơ Xuân Diệu vẫn mãi còn đó trong lòng của biết bao nhiêu thế hệ độc giả.

Trên đây là những thông tin về nhà thơ Huy Cận trong thi nhân Việt Nam, hy vọng các bạn đã có được cho mình những thông tin hữu ích.

Rate this post
Back To Top