Hồ Xuân Hương là ai? Cuộc đời và sự nghiệp của thi sĩ như thế nào? là vấn đề được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Để giúp bạn giải đáp vấn đề này, bài viết xin chia sẻ một vài nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Xuân Hương.
Mục Lục
1. Hồ Xuân Hương là ai?
Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt, được đánh giá cao về khí chất và bản lĩnh. Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nôm nổi tiếng của văn học Việt Nam thời trung đại, bà được mệnh danh là “Bà chúa thơ nôm”. Cho đến nay, chưa có một tài liệu nào ghi chép chính xác thân thế, lai lịch của bà. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu nhất trí rằng có thể bà sinh năm 1772 tại làng Quỳnh Đôi, thuộc tỉnh Nghệ An và mất năm 1822 tại Thăng Long, Hà Nội.
Theo “Giai nhân dị mặc”, Hồ Xuân Hương là ái nữ của Hồ Phi Diễn, người hương Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Thân phụ của bà là Hồ Sĩ Danh, thân mẫu tên Hà Thị, người trấn Hải Dương.
2. Đôi nét về cuộc đời của nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Tiểu sử của Hồ Xuân Hương đến nay vẫn còn nhiều điểm gây tranh cãi. Thậm chí có một vài ý kiến còn cho rằng những bài thơ được xem là của Hồ Xuân Hương hiện nay do nhiều người sáng tác, nghĩa là không có ai thực sự là Hồ Xuân Hương.
Bà xuất thân trong một gia đình phong kiến suy tàn, song hoàn cảnh cuộc sống đã giúp nữ sĩ có điều kiện sống gần gũi với quần chúng lao động nghèo, lăn lộn và tiếp xúc nhiều với những người phụ nữ bị áp bức trong xã hội.
Hồ Xuân Hương là một phụ nữ thông minh, có học nhưng học hành cũng không nhiều, bà giao du rộng rãi với bạn bè nhất là đối với những bạn bè ở làng thơ văn, các nhà nho. Nữ sĩ còn là người từng đi du lãm nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước.
Là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ nhưng đời tư lại có nhiều bất hạnh. Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn mà đến hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc. Tuy nhiên, theo tài liệu của GS Hoàng Xuân Hãn và ông Lê Xuân Giáo thì nữ sĩ có tới 3 đời chồng chứ không phải hai: Tổng Cóc, Ông Phủ Vĩnh Tường, và cuối cùng là quan Tham hiệp trấn Yên Quảng Trần Phúc Hiến.
3. Tìm hiểu về sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương
Được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”, Hồ Xuân Hương khẳng định tên tuổi bởi phong cách thơ độc đáo, vừa thanh vừa danh. Bà được xem là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam.
Những sáng tác của bà bị thất lạc rất nhiều, đến nay còn lưu truyền chủ yếu là những bài thơ Nôm truyền miệng. Trong đó, Lưu Hương Ký là một trong những tập thơ xuất sắc. Nội dung tập thơ nói về tình yêu gia đình, đất nước. Tập thơ này cũng thể hiện rõ cá tính của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Nữ sĩ tạo được sự khác biệt ở cách tả cảnh, tả tình cũng như cách sử dụng ngôn từ độc đáo . Thơ Xuân Hương cũng rắc rối, phức tạp như chính cuộc đời bà. Số bài thơ còn lại cho đến nay chủ yếu nhờ vào sự lưu truyền, bảo vệ của nhân dân nên có nhiều dị bản.
- Phong cách sáng tác của nhà thơ Tố Hữu? Những đặc trưng nổi bật
- Tác giả Nguyễn Tuân- một phong cách nghệ thuật độc đáo và sâu sắc
- Tìm hiểu tác giả Tô Hoài- cây bút xuất sắc của văn xuôi hiện đại Việt Nam
- Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo: Những vấn đề xoay quanh
Tổng số bài thơ Nôm được coi là của Hồ Xuân Hương khoảng năm mươi bài. Ðây là tập thơ Nôm luật Ðường xuất sắc của nền văn học dân tộc (Tập thơ Xuân Hương thi tập) . Bên cạnh đó còn có tập thơ Lưu Hương ký mang bút danh của nữ sĩ do ông Trần Thanh Mại phát hiện vào năm 1964 gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ Nôm. Với một nghệ thuật điêu luyện, nhà thơ viết về tâm sự và những mối tình của mình với những người bạn trai.
Một số tác phẩm thơ nôm của bà: Bà Lang Khóc Chồng, Bạch Đằng Giang Tạm Biệt, Bài Ca Theo Điệu Xuân Đình Lan, Bánh Trôi Nước, Bọn Đồ Dốt, Cái Quạt, Cảnh Làm Lẽ, Cái Quạt Giấy 1, Cái Quạt Giấy 2…
Trên đây là môt số nét chính về thi sĩ Hồ Xuân Hương. Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn tìm hiểu Hồ Xuân Hương là ai cũng như cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của thi sĩ.