Thường xuyên sử dụng các loại từ trong văn viết và văn nói hàng ngày nhưng ít người có thể phân biệt được các loại từ trong tiếng Việt một cách chính xác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này.
Mục Lục
1. Danh từ và các loại danh từ trong tiếng Việt
Khái niệm danh từ: Là những từ dùng để chỉ người, vật, hiện tượng hay khái niệm … Trong câu, danh từ thường đóng vai trò làm chủ ngữ.
Thông thường danh từ kết hợp cùng với các chỉ từ như: ấy, đây, này, kia, đó …
Các loại danh từ trong tiếng Việt bao gồm:
Danh từ chỉ đơn vị (bao gồm cả đơn vị tự nhiên và đơn vị quy ước). Ví dụ: mét, lít, đôi, tá, chục … nải, nắm, mớ, bó, đàn, bầy …).
Danh từ chỉ sự vật (bao gồm danh từ riêng và danh từ chung, danh từ riêng cần viết hoa). Ví dụ: Việt Nam, Hồ Chí Minh, Hồ Gươm, … bông hoa, quyển sách, cái bút, con đường …).
Các loại từ trong tiếng Việt
2. Động từ – các từ loại trong tiếng Việt
Khái niệm động từ: những hoạt động, hành động, trạng thái của sự vật, hiện tượng.
Động từ thường đi kèm các từ như: đã, vẫn, đang, cũng, hãy, đừng, chớ …
Các loại động từ trong tiếng Việt:
Động từ tình thái (thường đi kèm động từ khác): khiến, dám, định, dự, toan, …
Động từ chỉ hoạt động, trạng thái (không cần động từ khác đi kèm): đi, đứng, ăn, chạy, mọc, chèo, …
3. Tính từ và các loại tính từ trong tiếng Việt
Khái niệm tính từ: từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động hay hiện tượng…
VD: đẹp, thông minh, giỏi giang …
Các loại tính từ trong tiếng Việt:
Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ).
Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ).
4. Số từ trong tiếng Việt
Khái niệm số từ là từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật, sự việc…
Các loại số từ trong tiếng Việt:
Số từ chỉ thứ tự: Thứ nhất, thứ hai, thứ ba …
5. Lượng từ trong tiếng Việt
Khái niệm lượng từ: từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật, hiện tượng…
Ví dụ: Tất cả, các, những, mọi, mấy, vài, dăm, từng, mỗi …
Định nghĩa các từ loại trong tiếng Việt
➤ Xem thêm: Các biện pháp tu từ để hiểu thêm về cách sử dụng của chúng
6. Đại từ trong tiếng Việt
Khái niệm đại từ: từ dùng để trỏ người, sự vật … hoặc dùng để hỏi. Đại từ có thể đóng vai trò là chủ ngữ, vị ngữ trong câu hoặc phụ nữ cho các danh từ, động từ, tính từ …
Đại từ để trỏ người, sự vật: tôi, ta, nó, hắn, họ…
Đại từ dùng để hỏi: ai, sao, thế nào, bao nhiêu …
7. Phó từ trong tiếng Việt
Khái niệm phó từ là từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ đó.
Có loại phó từ đứng trước động từ, tính từ. Có loại phó từ đứng sau động từ, tính từ.
Ví dụ: đã-đang-sẽ, rất-lắm-quá, cũng-từng, không-chưa-chẳng, được…
8. Chỉ từ trong tiếng Việt
Khái niệm chỉ từ: dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian. Ví dụ: này, kia, ấy, nọ…
9. Quan hệ từ
Quan hệ từ: dùng để biểu thị ý nghĩa quan hệ như so sánh, sở hữu, nhân quả… giữa các bộ phận của câu hoặc giữa các câu trong một đoạn văn.
Ví dụ:
+ và, nhưng, bởi vì, nếu, như, của…
+ Cặp quan hệ từ: tuy…nhưng, không những…mà còn, vì…nên,..
10. Trợ từ trong tiếng Việt
Khái niệm trợ từ: từ chuyên đi kèm với một số từ ngữ để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
Ví dụ từ “những”, “có”, “chỉ”, “ngay”, “chính” trong câu: ăn những hai bát cơm, ăn có hai bát cơm, chỉ ba đứa, đi ngay, chính nó …
Các từ loại trong tiếng Việt
11. Thán từ trong tiếng Việt
Khái niệm thán từ: dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc (a, ái, ôi, ô hay, than ôi …) hoặc để gọi đáp (này, ơi, vâng, dạ…).
12. Tình thái từ trong tiếng Việt
Khái niệm tình thái từ: dùng để thêm vào câu để tạo nên câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán hoặc biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
– Ví dụ:
Thể hiện sự nghi vấn: à, ư, hử, nhỉ, chăng, chứ …
Kiểu cầu khiến: đi, nào, với…
Kiểu cảm thán: thay, sao…
Thể hiện sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ mà…
Trên đây là tổng hợp các loại từ trong tiếng Việt và ví dụ minh họa. Hy vọng bài viết cung cấp các thông tin hữu ích cho bạn.