Nhắc đến Văn hóa Trung Quốc mà không nhắc đến các nhà thơ là một điều vô cùng thiếu sót. Cùng chúng tôi điểm lại các nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đã để lại những kiệt tác to lớn cho đến ngày nay.
Mục Lục
Danh sách các nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc
Đỗ Phủ (712 – 770)
Là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời nhà Đường. Mặc dù không nổi tiếng từ đầu, những tác phẩm của ông gây ảnh hưởng nhiều đến cả văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản. Ông được coi là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất Trung Quốc có tài năng và đức độ cao thượng nên từng được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi sử và Thi thánh.
Còn đối với độc giả phương Tây, tầm vóc các tác phẩm của ông sánh ngang với “Virgil, Horace, Ovid, Shakespeare, Milton, Burns, Wordsworth, Béranger, Hugo. Hiện nay Đỗ Phủ để lại khoảng 1400 bài thơ và được phân thành hai loại lớn là cổ thể thi và cận thể thi.
Lý Bạch (701 – 762)
Thơ Lý Bạch thường thích viển vông, phóng túng, ít đụng chạm đến thế sự mà thường vấn vương hoài cổ, tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp, cảm thông cho người chinh phụ, về tình bạn hữu, tình trai gái, nhớ quê hương nhưng nhiều nhất vẫn là về rượu.
Các nhà thơ nổi tiếng trung quốc
Hiện nay ông để lại cho đời hơn 1.000 bài thơ, đó đều là những đỉnh cao của thơ ca đường luật, có giá trị trường tồn.
Bạch Cư Dị (772 – 846)
Ông nhà thơ nổi tiếng thời nhà Đường. Tác phẩm nổi tiếng của Bạch Cư Dị ở Việt Nam có lẽ là bài Tỳ bà hành, Trường Hận Ca. Ông được mệnh danh là “thi tiên”, thơ của ông mang đậm tính hiện thực, nhưng lại hàm ý châm biếm nhẹ nhàng kín đáo.
Thơ của ông được sáng tác với những lời lẽ bình dị, tác phẩm đầy đủ tập nhất là “Bạch thị trường khánh”, gồm 71 cuốn, trong đó có hơn 40 quyển là thơ.
>>> Tham khảo thêm: Những nhà thơ nữ nổi tiếng của Việt Nam
Vương Bột
Vương Bột được xem là một trong bốn nhà thơ kiệt xuất giai đoạn đầu của nhà Đường. Ông sáu tuổi đã biết làm văn, mười bảy tuổi ông nổi danh hạ bút nên vần. Ông có một thói quen là mỗi khi làm văn, mài mực sửa soạn nghiên bút xong đi ngủ, sau khi tỉnh dậy cầm ngay bút lên viết.
Tào Tuyết Cần (1715 – 1763)
Tào Tuyết Cần là một tiểu thuyết gia vĩ đại người Trung Quốc, ông là tác giả của cuốn tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng, một trong tứ đại kỳ thư của văn học cổ điển Trung Quốc. Bên cạnh đó, ông cũng là 1 thi gia xuất chúng với nhiều tác phẩm để đời.
Gia đình thời trước của ông là một gia đình quan lại thuộc tầng lớp đại quý tộc thời nhà Thanh Trung Quốc. Tuy nhiên đến đời của ông tất cả đã thay đổi khi gia đình ông bị mắc nạn. Ông sống trong nghèo khổ, phải đưa gia đình đi khắp nơi để mưu sinh, mười năm cuối đời ông dồn toàn bộ tâm huyết và tinh thần để tạo nên kiệt tác Hồng lâu mộng.
Tô Thức (1037 1101)
Tô Thức là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống.
Những nhà thơ nổi tiếng của trung quốc
Văn của ông như hành vân lưu thủy, hùng vĩ mà khoáng đạt, không chịu một sự trói buộc nào cả vì chịu ảnh hưởng của Lão Trang. Ông không những văn hay, thơ giỏi, vẽ khéo mà viết chữ cũng rất tài. Ngoài ra, ông lại tinh thông cả âm nhạc nữa. Là một thiên tài trác việt.
Sự nghiệp sáng tác của ông được 4.000 bài thơ, 300 bài từ, và nhiều bài tản văn có rất nhiều bài hay. Ngoài ra ông còn viết tiếp cuốn Dịch truyện mà cha ông bỏ dở, rồi viết thêm những cuốn: Luận ngữ thuyết, Thư truyện để truyền bá đạo Khổng. Văn nhân đương thời rất trọng ông, và coi ông là người nối gót Âu Dương Tu trên văn đàn.
-
Lỗ Tấn – các nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc
Lỗ Tấn là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc. Ông là bậc thầy của thể loại truyện ngắn và được giới nghiên cứu văn chương coi là người đặt nền móng cho văn chương hiện đại Trung Quốc. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là AQ chính truyện.
Ở Việt Nam, Lỗ Tấn được đông đảo độc giả đón nhận và hầu hết các tác phẩm của ông đã được dịch ra tiếng Việt (truyện ngắn, tiểu luận, tạp văn). Riêng về thơ, toàn bộ 75 bài của ông cũng đã được giới thiệu và dịch ở Việt Nam.
Trên đây là danh sách các nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc có nhiều đóng góp cho nền văn hóa Trung Quốc. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập và nghiên cứu.