Học nhanh 10 biện pháp tu từ trong văn học

hoc-nganh-duoc-ra-truong-lam-gi

Bạn có biết trong văn học có bao nhiêu biện pháp tu từ không? Biện Pháp tu từ là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé: Học nhanh 10 biện pháp tu từ trong văn học Việt Nam.

Với mong muốn cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản về ngữ pháp tiếng việt Việt Nam, bài viết: Học nhanh 10 biện pháp tu từ trong văn học, sẽ giúp các em bổ sung nhiều kiến thức bổ ích và vận dụng nó vào thực tế tốt hơn.

Biện pháp tu từ là gì? Biện pháp tu từ là sử dụng biện pháp ẩn dụ, so sánh, nói quá, chơi chữ,…Trong một câu, một đoạn văn hay một bài thơ để tạo ra một hiệu quả nhất định. Làm cho câu văn trở nên hay hơn sinh động hơn và ấn tượng, biểu cảm, hấp dẫn hơn với người đọc người nghe.

bien-phap-tu-tu-1

Danh sách một số biện pháp tu từ

Thực tế, trong tiếng việt có đến 20 biện pháp tu từ, nhưng học sinh sẽ được học 10 biện pháp tu từ sau:

Mục Lục

1. Biện pháp tu từ so sánh

Biện pháp tu từ so sánh là sử dụng biện pháp so sánh, đối chiếu sự vật này với sự vật kia có nét tương đồng với nhau.

Cấu trúc của dạng so sánh mà chúng ta thường gặp: …là…; …như…; ….bao nhiêu……bấy nhiêu.

Biện pháp tu từ so sánh có tác dụng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn, lời nói. Nếu một bài văn, câu văn có chứa biện pháp tu từ bạn sẽ thấy nó sinh động, hấp dẫn bạn đọc hơn.

Một số ví dụ biện pháp tu từ:

Cấu trúc A như B:

Ví dụ 1: “Trẻ em như búp trên cành” – Trích câu nói của Bác Hồ

Ví dụ 2: “Công cha như núi Thái Sơn.

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” – Trích ca dao

Ví dụ 3: Trích tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

Cấu trúc A là B:

Ví dụ 1: Nhà là nơi bình yên nhất, hay nhà là nơi để về

Ví dụ 2: ” Quê hương là chùm khế ngọt” – Quê Hương ( Trung Đỗ Quân)

Cấu trúc bao nhiêu..Bấy nhiêu:

Ví dụ 1:

“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu” – Trích Ca dao

Ví dụ 2: “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu” – Trích Ca dao

Ví dụ 3:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu” – Trích Ca dao

Trong  pháp tu từ so sánh sẽ có các kiểu so sánh: Ngang bằng, không ngang bằng;  theo đối tượng: so sánh theo đối tượng cùng loại, So sánh khác loại,; so sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại.

Ví dụ: Trích Sáng tháng năm – Tố Hữu

“Người là cha, là bác, là anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ” – Sử dụng so sánh ngang bằng.

” Cô giáo em hiền như cô Tấm”- So sánh đối tượng cùng loại,…

2. Biện pháp tu từ nhân hóa

Biện pháp tu từ nhân hóa là biện pháp sử dụng từ ngữ để chỉ hoạt động, suy nghĩ, tên gọi, tính cách,..vv. vốn chỉ để miêu ta con người lại sử dụng để miêu tả đồ vật, con vật, sự vật, cây cối làm cho câu văn, lời nói, bài thơ,..trở nên sinh động, hấp dẫn, có hồn và thu hút bạn đọc hơn.

Cách nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa là: Gọi sự vật, hiện tượng, cây cối , con vật,..bằng tên người như ông mặt trời, chị ong,..

Một số ví dụ về biện pháp tu từ nhân hóa:

  • Dùng vốn từ để chỉ sự vật: Bác cối xay gió, Chị hoa mặt trời, chị gió, chị ong nâu nâu, Bác xe điện,..
  • Sử dụng các hoạt đống, tính chất của con người để chỉ sự vật:

Ví dụ:

” Heo hút cồn mây súng ngửi trời”- Trích bài thơ “Tây tiến” – Quang Dũng’

“Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ” – Sang Thu -Hữu Thỉnh

“Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì” – Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm

  • Vốn dĩ con người chỉ nói chuyện được với con người, nhưng thông qua biện pháp nhân hóa con người nói chuyện với con vật, đồ vật,..

Ví dụ:

“Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta” – Trích Ca dao

3. Biện pháp tu từ ẩn dụ

Biện pháp tu từ ẩn dụ là biện pháp dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa trên mỗi quan hệ tương đồng. Sử dụng biện pháp ẩn dụ làm cho bài văn, câu văn, lời nói, bài thơ,..trở nên hấp dẫn, gợi hình gợi cảm hơn cho người đọc.

Có nhiều kiểu ẩn dụ khác nhau: Ẩn dụ hình thức, cách thức , phẩm chất, chuyển đổi cảm giác.

Các kiểu biện pháp và lấy ví dụ:

  • Ẩn dụ hình thức: Đây là ẩn dụ có sự tương đồng về hình thức

Ví dụ:

” Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”- Truyện Kiều – Nguyễn Du

” Về thăm nhà Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng” – Về thăm quê Bác

“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” – Truyện Kiều – Nguyễn Du

  • Ẩn dụ cách thức: Đây là ẩn dụ có sự tương đồng cách thức

Ví dụ:

“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người” – Câu nói chủ tịch Hồ Chí Minh

” Về thăm nhà Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng” – Về thăm quê Bác. Đây là đoạn trích vừa có ẩn dụ hình thức và ẩn dụ cách thức.

” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

” Không thầy đó mày làm nên”

  • Ẩn dụ phẩm chất: Đây là ẩn dụ có sự tương đồng phẩm chất

Ví dụ:

“Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” – Câu nói chủ tịch Hồ Chí Minh.

“Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” – Viếng Lăng Bác – Viễn Phương

” Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm” – Đêm nay Bác không ngủ – Nguyễn Huệ

“Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” – Ca dao

  • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : Đây là ẩn dụ cho người đọc có sự chuyển đổi cảm giá; chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.

Vì dụ:

” Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về” – Sang Thu – Hữu Thỉnh

” Cát lại vàng giòn
Ánh nắng chảy đầy vai” – Những cánh buồm -Hoàng Trung Thông

” Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” –  Khương Hữu Dụng

“Ngoài thêm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”- Đêm côn Sơn – Trần Đăng Khoa

4. Biện pháp tu từ hoán dụ

Biện pháp tu từ hoán dụ là biện pháp dùng để gọi tên sự vật – hiện tượng này bằng một tên sự vật – hiện tượng khác dựa trên mỗi quan hệ gần gũi, thân thiết để làm cho câu văn, bài thơ, đoạn văn, lời nói trở nên hấp dẫn hơn, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho người đọc, người nghe.

Có 4 kiểu biện pháp tu từ hoán dụ mà chúng ta thường gặp: Lấy bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Ví dụ cho 4 kiểu biện pháp tu từ hoán dụ:

  • Ví dụ lấy bộ phận để chỉ toàn thể:

” Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” – Tục ngữ

“Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” – Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông

” Một trái tim lớn đã từ giã cuộc đời

Một khối óc lớn đã ngừng sống ” – Xuân Diệu

  • Ví dụ lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:

“Vì sao trái đất nặng ân tình,

Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh” -Tố Hữu

  • Ví dụ lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:

” Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” – Việt Bắc – Tố Hữu

” Sen tàn, cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân” – Nguyễn Du

” Áo nâu cùng với áo xanh

Nông thôn cùng với thành thị đứng lên” – Tố Hữu

  • Ví dụ lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:

” Một cây làm chẳng nên non

3 cây chụm lại nên hòn núi cao” -Ca dao

” Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau hàng bè” – Tố Hữu

5. Biện pháp tu từ nói quá( Phóng đại, cường điệu, khoa trương,..)

bien-phap-tu-tu-2

Thế nào là biện pháp tu từ nói quá

Biện pháp tu từ nói quá/ cường điệu/ phóng đại,..là biện pháp sự dụng các phép tu từ phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng được nói đến trong một đoạn văn, câu thơ, lời nói để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho người đọc, người nghe.

Một số ví dụ về biện pháp thu từ nói quá:

” Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm đón chàng sang chơi” – Ca dao

“Độc ác thay, trúc Nam sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay, nước Đông hải không rửa sạch mùi” – Bình ngô đại cáo – Nguyễn Trãi

“Ngẩng đầu mái tóc mẹ rung
Gió lay như sóng biển tung trắng bờ” – Mẹ suốt – Tố Hữu

“Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”- Việt Bắc – Tố Hữu

6. Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh:

Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh là biện pháp sử dụng tu từ dùng trong diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau thương,ghê sợ, nặng nề, thô tục, thiếu lịch sự trong một hoàn cảnh nhất định nào đó trong đời sống, trong bài văn, bài thơ.

Một số ví dụ về biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh:

“Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta” – Khóc dương khuê – Nguyễn Khuyến.

Hãy nói ” Anh ấy đã hi sinh anh dũng trên chiến trường” thay vì nói” Anh ấy đã chết trên chiến trường”

“Bác đã đi rồi sao Bác ơi!”- Bác ơi – Tố Hữu

7. Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ

Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ là sử dụng biện pháp nhắc đi nhắc lại nhiều lần 1 cụm từ . Cụm từ này có tác dụng trong việc làm tăng cường điệu, gợi liên tưởng, cảm xúc  diễn đạt của người nói, người viết đối với người đọc, người nghe.

Điệp ngữ gồm có nhiều dạng khác nhau: Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ vòng tròn.

Một số ví dụ về biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp từ:

“… Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…” – Việt Bắc – Tố Hữu. Đây là một ví dụ về điệp ngữ ngắt quãng.

“Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu ?

Buồn trông nội cỏ dàu dàu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” – Truyện kiều – Nguyễn Du. Cũng là 1 ví dụ về điệp ngữ ngắt quãng.

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?’ – Trích Chinh phụ ngâm khúc. Sử dụng điệp ngữ vòng

“Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” – Điệp ngữ nối tiếp

8. Biện pháp tu từ chơi chữ

Biện pháp tu từ chơi chưa là biện pháp tu từ sử dụng các sắc thái về âm, về nghĩa của từ để tạo cho câu nói, đoạn văn, đoạn thơ trở nên dí dỏm, hấp dẫ và thú vị hơn người đọc, người nghe.

Một số lối chơi chữ mà chúng ta thường gặp: Từ đồng âm, cách điệp âm, lối nói lái, lối nói trại âm, dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

Một số ví dụ về biện pháp tu từ chơi chữ:

” Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng,
Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn” – Ca dao

” Không răng đi nữa cũng không răng,
Chỉ có thua người một miếng ăn.
Miễn được nguyên hàm nhai tóp tép,
Không răng đi nữa cũng không răng” – Không răng- Tôn Thất Mỹ

“Em đây là gái năm con,
Chồng em rộng lượng, em còn chơi xuân” – Ca dao ( sử dụng lối chơi chữ đồng nghĩa)

” Nắng cực lúa mất mùa, đứng đầu làng xin xỏ,
Nở lòng nào chị chẳng cho'” –  sử dụng lối chơi chữ nói lái.

9. Biện pháp tu từ liệt kê

Biện pháp tu từ liệt kê là cách sắp xếp các từ, cụm từ cùng loại nối tiếp nhau để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn về tư tưởng, tình cảm trong các đoạn văn, bài thơ, lời nói tạo sự gợi hình, gợi cảm, hấp dẫn cho người đọc, người nghe.

Một số kiểu liệt kê: Liệt kê tăng tiến, liệt kê không tăng tiến, liệt kê theo từng cặp

Một số ví dụ về biện pháp tu từ liệt kê:

“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng

Em đã sống lại rồi, em đã sống!

Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

Không giết được em, người con gái anh hùng!” – Người con gái anh hùng – Trần Thị Lý

” Nhà em nuôi rất nhiều con vật: Con mèo, con chó, con trâu, con bò, con lợn, con dê, con gà,..”

“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!” – Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu

10. Biện pháp tu từ tương phản

Biện pháp tu từ tương phản là cách cách sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn đạt.

Ví dụ như  một đoạn thơ dưới đây được trích trong bài thơ ” Tấm ảnh” của Tố Hữu đã sử dụng biện pháp tu từ tương phản:

” O du kích nhỏ giương cao sung

Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu

Ra thế, to gan hơn béo bụng

Anh hùng đâu cứ phải mày râu”.

Trên đây là tất cả những chia sẻ của chúng tôi về 10 biện pháp tu từ trong ngữ văn được học. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết sẽ giúp cho các bạn học tốt hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết.

Nguồn : Nhóm sinh viên trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn năm 2019

Rate this post
Back To Top