Tìm hiểu về biện pháp nhân hóa và cách sử dụng biện pháp nhân hóa

Biện pháp nhân hóa là một trong các biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong văn nói và văn viết giúp cho câu văn trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

Mục Lục

1. Biện pháp nhân hóa là gì?

Biện pháp nhân hóa chính là việc gọi các sự vật, hiện tượng bằng những từ ngữ dùng để miêu tả cho con người, có những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm giống như con người.  

Biện pháp nghệ thuật nhân hóa giúp việc miêu tả các hình ảnh của sự vật hiện tượng trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

Ví dụ: “Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”.

Biện pháp nhân hóa

Biện pháp nhân hóa là gì?

Xem thêm: Các biện pháp tu từ để hiểu thêm về các biện pháp tu từ trong tiếng Việt

2. Các hình thức nhân hóa trong tiếng Việt

2.1 Gọi các sự vật bằng những từ chỉ người

Đơn giản đó là việc dùng các đại từ nhân xưng vốn dùng cho người sẽ dùng cho vật. Cách gọi này giúp cho các đồ vật, con vật, cây cối … trở nên gần gũi và thân thiện. Nội dung này thường xuất hiện nhiều trong các đề thi Tiếng Việt của học sinh tiểu học.

Ví dụ: Nhà em có nuôi một chú chó trắng, chú có bộ lông rất mượt mà.

Mỗi buổi sáng, bác gà trống gáy ò ó o gọi mọi người thức giấc dậy đi làm.

2.2 Miêu tả hành động, tính chất của người để miêu tả sự vật

Miêu tả các sự vật có hành động và tính chất giống như con người, cách nhân hóa này giống lời văn gợi hình, gợi ảnh và sinh động hơn. Hình thức nhân hóa này mang lại hiệu quả nghệ thuật khá cao và gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Ví dụ:

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Những hành động như “vươn mình”, “đu”, “hát ru” vốn là những từ ngữ chỉ hành động của con người. Khi câu văn sử dụng biện pháp nhân hóa, giúp cho hình ảnh của “tre” trở nên gần gũi và giàu cảm xúc. Câu văn mang nhiều ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Thể hiện sức sống dẻo dai, bền bỉ, kiên cường đồng thời thể hiện tinh thần lạc quan, bất khuất của người dân vươn lên trong khó khăn, gian khổ.

Biện pháp nghệ thuật nhân hóa

Biện pháp nghệ thuật nhân hóa

2.3 Xưng hô với vật như với con người

Cách xưng hô thân mật, giúp cho sự vật tưởng như vô tri vô giác trở nên gần gũi như những người bạn tâm giao, tri kỷ của con người. Thường áp dụng khi nhân vật độc thoại nội tâm.

Ví dụ: “Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai”

Qua câu thơ trên người đọc có thể hiểu được tâm sự của người đang trong hoàn cảnh cô đơn, lựa chọn một người bạn ở đây là “nhện” để giãi bày tâm tư, tình cảm về nỗi nhớ quê hương.

 

biện pháp nhân hóa

Cách sử dụng biện pháp nhân hóa

3. Giúp bé sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa hiệu quả

Bước 1: Cần xác định sự việc cần được nhân hóa (Có thể là đồ vật, cây cối, con vật).

Về đồ vật: cái bàn, cái ghế, cái tủ …

Cây cối: cây bàng, cây hoa, cây chuối …

Con vật: con chim, con gà, con ếch, con gấu …

Bước 2: Sử dụng các hình thức nhân hóa cho sự vật (bao gồm: gọi, miêu tả, xưng hô).

Bước 3: Hoàn thiện nội dung của câu văn.

Ví dụ: Cái tủ sách của lớp em “đứng” gọn gàng ở góc lớp.

Từng tán cây bàng rung rinh như “đón chào” chúng em đến lớp.

“Chú” gà trống “gọi” em thức dậy mỗi buổi sáng.

“Bác” gấu đang chăm sóc đàn con nhỏ.

Như vậy việc áp dụng biện pháp nhân hóa vào câu văn giúp sự vật, hiện tượng trở nên sinh động và có hồn hơn. Câu thơ, lời văn trở nên mềm mại và mang giá trị nghệ thuật cao hơn.

 Bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu về biện pháp nhân hóa và các cách nhân hóa khác nhau. Chúc bạn áp dụng thành công.

Rate this post
Back To Top