Sinh viên trở nên lười hơn khi có công nghệ?

Thế kỷ 21 là thời đại của công nghệ số, công nghệ 4.0 và xa hơn nữa là trí tuệ nhân tạo. Điện thoại thông minh, mạng xã hội xuất hiện và phát triển làm thay đổi mọi thứ từ tư duy, thói quen trong học tập cũng như sinh hoạt của tất cả mọi tầng lớp trong đó có sinh viên.

Sinh viên ngày càng phụ thuộc vào công nghệ

Ngày nay, sự phát triển của công nghệ đem lại nhiều lợi ích cho sinh viên. Sinh viên có thêm nhiều kênh thông tin để khai thác và tiếp cận tài liệu so với việc học hay tiếp cận tài liệu. Nếu như ngày trước thư viện hoặc cửa hàng sách là hai kênh tiếp cận tài liệu của sinh viên thì internet với nhiều công cụ tìm kiếm giúp sinh viên tiếp cận được với nhiều lượng thông tin cũng như tài liệu trên khắp thế giới. Internet có thể coi như nguồn tài nguyên thông tin khổng lồ không bao giờ cạn kệt nhưng việc có internet khiến cho sinh viên trở nên phụ thuộc vào công cụ này nhiều hơn.

Nhiều giảng viên chia sẻ về cảnh giảng bài cho sinh viên và sinh viên lại chụp lại bài giảng. Th.s Phan Nguyệt Minh  – Đh Công nghệ thông tin Tp.Hồ Chí Minh  “Khi tôi giảng bài, các nội dung quan trọng thường lưu ý và ghi lên bảng. Các em không dùng bút để ghi chú lại, mà thường lấy điện thoại ra chụp. Nhưng với thư viện lưu giữ hàng ngàn bức ảnh, đến cuối kỳ, các em muốn tìm lại để học cũng sẽ khó khăn và mất thời gian.

Ngoài ra, các em ỷ lại có Google nên mỗi lần GV ra bài tập là sử dụng để tìm kiếm thông tin ngay. Tuy nhiên, không phải thông tin gì trên mạng cũng chính xác. Cũng chính vì thế mà các em đánh mất khả năng tư duy, tự tìm kiếm lời giải của mình”. Không thể phủ nhận được lợi ích của công nghệ thông tin đối với toàn xã hội nhưng vận dụng công nghệ sao cho thông minh thì không phải ai cũng làm được.

Sa đà vào những ứng dụng công nghệ

Công nghệ 4.0, điện thoại thông minh cho đến social media( mạng xã hội) cũng khiến cho nhiều người trở nên “ ảo” hơn. Mạng xã hội giúp cho tất cả mọi người kết nối được với nhau mọi lúc mọi nơi và nó cũng hỗ trợ việc học cho sinh viên cũng như giải trí hay tìm kiếm việc làm.

Tuy nhiên  nó cũng khiến cho sinh viên trở nên thụ động và ngại tiếp xúc với xã hội. Tất cả mọi thứ đều có 2 mặt của nó và việc tiếp nhận những thông tin tích cực hay tiêu cực là do bản thân . Bởi lẽ trên mạng xã hội trên internet cũng có vô vàn những tư liệu xấu, hình ảnh xấu mà nếu không thể phân biệt đúng sai hay không đủ tỉnh táo thì bạn sẽ dễ dàng sa ngã.

Mạng xã hội cũng khiến cho bạn sa đà. Hiện nay thì tỷ lệ sinh viên sử dụng thời gian để lướt facebook trung bình từ 3-5 tiếng 1 ngày. Việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của sinh viên. Rất nhiều sinh viên lướt facebook đến nỗi 2, 3 giờ sáng vẫn thức chỉ để biết có gì mới rồi thì những chương trình giải trí, phim , chương trình ca nhạc mà chương trình nào bạn cũng phải xem một chút  rồi phải theo dõi đầy đủ… Sinh viên nam thì đó là game trực tuyến . Thậm chí có những sinh viên bỏ tiết để chơi game… và trở nên nghiện game, coi như nhân vật trong game mới là con người thật của bản thân chứ không phải cuộc sống hiện thực bên ngoài

Sinh viên lười hơn khi có internet

Đa số sinh viên ngày này bị ảnh hưởng bởi hoạt động, trào lưu, thú vui từ internet. Thời gian của sinh viên dành cho mạng xã hội, cho internet quá nhiều. Điện thoại là vật bất ly thân của học sinh và facebook trở thành người bạn trung thành. Lướt facebook đến tận khuya, thiếu ngủ lên lớp ngủ bù, không ngủ bù thì thiếu tập trung hoặc hơn nữa là bỏ tiết. Chính vì thế mà ảnh hưởng đến kết quả học tập, thi cử.Dường như sinh viên trở nên lười hơn. Nhiều giảng viên chia sẻ là rất nhiều sinh viên trốn tiết, bỏ tiết như đi học bữa đầu hay hôm nào điểm danh thì mới đi học. Những em này cũng không chú tâm vào bài giảng, không chép bài, không làm bài, copy hoặc sao chép tài liệu ở đâu đó để nộp bài, học hành với một thái độ qua loa vội vàng. Thậm chí có những sinh viên nợ môn thi đi thi lại nhiều lần.

Internet, công nghệ đem lại nhiều lợi ích to lớn cho con người. Sinh viên cũng được hưởng nguồn lợi ích chung từ nó nhưng vận dụng nó sao cho hiệu quả và đúng đắn thì nó còn phụ thuộc vào ý thức của mỗi người.

Rate this post
Back To Top