Mách bạn các cách dạy kỹ năng sống cho trẻ

Hiện nay có rất nhiều kỹ năng sống cho trẻ cần được phụ huynh phải dạy từ rất sớm. Thế nhưng dạy kỹ năng sống cho trẻ như thế nào để hiệu quả bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé !

Mục Lục

A – Dạy kỹ năng sống cho trẻ bằng cách nào

1. Dạy kỹ năng sống cho trẻ trong nhà trường

Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành các văn bản chỉ đạo cùng các tài liệu hướng dẫn việc lồng ghép cũng như tích hợp các nội dung giáo dục các kỹ năng sống vào các môn học cho trẻ. Đồng thời các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở phổ thông để phù hợp tránh nâng số môn học ở phổ thông lên quá nhiều. Hiện nay, ở hầu hết các nước phát triển thì việc dạy kỹ năng sống vẫn chưa tách riêng ra khỏi các môn học.

Dạy kỹ năng sống cho trẻ càng sớm càng tốt

Dạy kỹ năng sống cho trẻ càng sớm càng tốt

Tại Việt Nam thì hoạt động này thực sự chưa hiệu quả vì khi học trên lớp dung lượng các môn học Toán, Lý, Văn, Anh … cũng đã khiến giáo viên và học sinh mệt nhoài mới có thể hoàn thành được các nội dung những môn học đó. Ngoài ra chưa có chương trình dạy kỹ năng sống cho trẻ cụ thể và thiết thực , điều này được cải thiện qua việc biên soạn các tài liệu do giáo viên hướng dẫn. Đặc biệt hiện nay rất thiếu giáo viên chuyên dạy kỹ năng sống, các giáo viên phổ thông hiện nay phải kiêm nhiệm, tích hợp việc dạy các kỹ năng sống trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Đó cũng chính là những nguyên nhân dẫn đến việc các em không có kỹ năng sống khi lên đến các trường Đại học, Cao đẳng thường không tự tin. Các trường chỉ quan tâm đến việc tuyển sinh hàng năm. Ví dụ như Trường Cao đẳng Dược tuyển sinh các ngành nào …? và làm thế nào để thu hút thí sinh học. Chứ không quan tâm đến việc dạy kỹ năng sống vào các giờ học trên lớp nữa. Việc có những kỹ năng sống thì các bạn phải tự mình học hỏi.

2. Giải pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ

Bộ giáo dục cần phải xác định lại rõ ràng khung mục tiêu của việc giáo dục tại các cấp. Tại các nước trên thế giời như Scotland, dù kỹ năng sống cho trẻ em không còn là một môn học riêng nhưng học sinh luôn được trang bị khá tốt do mục đích của mỗi quốc gia sẽ khác nhau. Việc xác định rõ giáo dục cho trẻ từ 3 – 18 tuổi phải để các em trở thành: Người học thành công và có tương lai và trở thành những công dân có trách nhiệm cũng như đóng góp được cho cộng đồng. Từ mục đích này họ sẽ xác định những chi tiết hệ thống mục tiêu kỹ năng rất cần thiết với đời sống đồng thời trở thành kim chỉ nam để hướng dẫn cho tất cả các trường tự xây dựng được những chương trình riêng cho mình.

Giải pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ

Giải pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ

Ngoài ra Bộ phải giảm bớt các nội dung các môn học khác để thêm dạy các kỹ năng sống cho trẻ. Bởi việc rèn luyện các kỹ năng sống cho trẻ sẽ rất đa dạng khi các khối lượng kiến thức học thuật trong các môn tương đối nhẹ nhàng và linh hoạt thì các chương trình ngoại khóa mới được khuyến khích học nhiều. Đặc biệt từ đó sẽ có nhiều thời gian để tổ chức cho học sinh, hình thành những tính cách tốt từ bản thân của trẻ.

Nhà trường cũng như các giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng của việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ là một điều rất cần thiết. Ngoài những môn bơi lội nằm trong môn giáo dục thể chất thì việc giáo dục giới tính và các mối quan hệ khác đều phải bắt buộc. Ngoài ra còn có các kỹ năng sống khác ví dụ như: Các kỹ năng cơ bản cấp cứu, thoát hiểm, giao tiếp, lãnh đạo …. tại các nhà trường cũng nên thực hiện.

Để thực hiện được những điều trên thì nhà trường và Sở giáo dục cũng phải tổ chức tập huấn kỹ lưỡng cho các giáo viên. Đặc biệt là phần phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Những nội dung chuyên biệt như: Kỹ năng thoát hiểm, sơ cứu, sử dụng thiết bị điện…. cần mời chuyên viên riêng. Nhà trường nên ưu tiên những hoạt động giáo dục quan trọng có rất nhiều kỹ năng sống cho trẻ cần dạy. Trong đó điều kiện còn hạn chế thì chúng ta phải sàng lọc lại những kỹ năng nào cần được ưu tiên để triển khai ngay. Ví dụ như kỹ năng bơi, sơ cứu dù có khó khăn thì vẫn phải ưu tiên triển khai càng nhiều càng tốt.

3. Dạy kỹ năng sống cho trẻ từ gia đình

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không phải là trách nhiệm duy nhất của nhà trường. Thậm chí với một số kỹ năng sống thì nhà trường còn phải đưa vào chương trình dạy cho học sinh nhằm biến thành những kỹ năng thực sự. Học sinh cần phải vận dụng thành thạo những kỹ năng đó vào đời sống hàng ngày thì cũng cần gia đình hỗ trợ tích cực.

Ví dụ như về kỹ năng tự phục vụ thì ngay từ ở trường mầm non trẻ đã được rèn luyện khi lên tiểu học nhiều trường cũng cho các em tự sắp xếp bàn ghế, lấy thức ăn, quét dọn lớp, sắp xếp chỗ ngủ trưa… Các em đều hoàn thành tốt. Tuy nhiên, khi về nhà, nhiều phụ huynh xót con đi học nhiều. Nên về nhà lại không cho làm gì cả. Rất khó để dạy trẻ tính tự lập.

Dạy kỹ năng sống cho trẻ từ gia đình

Dạy kỹ năng sống cho trẻ từ gia đình

Dạy trẻ ở giai đoạn đầu đời là một quá trình lâu dài vì thế các thầy cố cần phải có tính kiên trì và nhẫn nại. Bởi đã có rất nhiều giáo viên thất bại khi dạy các kỹ năng sống cho trẻ mầm non chỉ vì các em quá hiếu động. Trước những tình huống đó các thầy cô nên tự mình làm chủ được cảm xúc cũng như lường trước được những khó khăn sẽ gặp phải khi dạy trẻ.

Để có những phương thức giải quyết phù hợp cũng như tương ứng tránh để mình bị động. Ngoài ra còn có nhiều người trong quá trình dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhưng bản thân lại không tuân thủ theo các bài học của chính mình. Cha mẹ phải là người tiên phong cũng như là tấm gương sáng cho trẻ để noi theo vì thế cần phải chú ý đến mọi lời nói cũng như các hành động của mình ở mọi lúc mọi nơi.

Tóm lại kỹ năng sống là điều quan trọng mà mọi bậc phụ huynh cần chú ý để hình thành cũng như rèn luyện cho trẻ được những tính cách ngày từ nhỏ. Các kỹ năng sống cần thiết trẻ sẽ lớn lên tự tin và khỏe mạnh đặc biệt sẽ rất dễ thành công hơn các bạn khác. Đồng thời bạn cần phải làm tấm gương tốt cho trẻ học tập thì việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mới thành công.

5/5 - (1 bình chọn)
Back To Top